Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Thủ tướng chủ trì họp về kinh tế vĩ mô..

[Vn. 31/5/2016] Hôm qua, 30/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan liên quan về tình hình kinh tế vĩ mô tháng 5 và 5 tháng qua.


Đại học Fulbright Việt Nam là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo..
Xả rác ở Việt Nam và giải pháp hạn chế điều này..



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiên quyết giữ vững các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra - Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Tham dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng; Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn và các chuyên gia kinh tế.
Tại buổi làm việc, các ý kiến nhất trí cho rằng nền kinh tế chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát. Số doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh. Công tác an sinh xã hội được quan tâm, an ninh trật tự an toàn xã hội được bảo đảm…
Tuy nhiên, nền kinh tế còn không ít khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc, lạm phát có xu hướng tăng.
Các ý kiến cũng đề xuất các giải pháp cho thời gian tới, trong đó, nhấn mạnh vào giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh để kích thích đầu tư, khuyến khích phong trào khởi nghiệp, có chính sách, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tăng cường công tác thông tin truyền thông...
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần không được chủ quan, không để bị động trong chỉ đạo điều hành, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, “kiên quyết giữ vững các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra”, Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu, bên cạnh quyết tâm, nỗ lực, các bộ, ngành phải có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, “không nói chung chung”.
Thủ tướng nhấn mạnh việc huy động các nguồn lực, cả bên trong và bên ngoài, để giữ vững tốc độ tăng trưởng. Trong đó, giải ngân mạnh mẽ các nguồn vốn cho xây dựng cơ bản, để đồng vốn đến các công trình, dự án, phát huy hiệu quả. Không để tình trạng có tiền mà không giải ngân được, không để vốn ODA, trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn ngân sách còn dư mà không giải ngân được.
Đồng thời, phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ để có nguồn lực cho tăng trưởng.
Thủ tướng cũng yêu cầu thành lập tổ công tác, do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dẫn đầu kiểm tra, rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân, báo cáo Thủ tướng chỉ  đạo xử lý kịp thời.
Về điều hành chính sách, Thủ tướng cho rằng, phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa chính sách tài khóa, tiền tệ cũng như các chính sách khác.
“Tăng trưởng GDP, bên cạnh số lượng phải quan tâm bảo đảm chất lượng. Quan tâm chăm lo đời sống người dân vùng khó khăn, thiên tai, lũ lụt, hạn hán”, Thủ tướng lưu ý.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của thông tin truyền thông, Thủ tướng nêu yêu cầu với công tác này là phải củng cố niềm tin của nhân dân, chung sức chung lòng, nỗ lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

{Nguồn: baochinhphu.vn}


Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Xả rác ở Việt Nam và giải pháp hạn chế điều này..

[ Vn. 29/8/2016] Vấn đề xả rác một cách tùy tiện ở Việt Nam lâu nay được nhiều báo đài trong nước và nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam nói đến.


Vậy đâu là nguyên nhân và cần có biện pháp nào để hạn chế?
Trong những ngày qua, sau khi kỳ nghỉ 4 ngày vào dịp 30 tháng 04 và mùng 1 tháng 5 kết thúc, rất nhiều trang mạng nhà nước đã đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nói về những bãi rác chất đống tại các bờ biển đẹp của đất nước sau khi những ngày nghỉ kết thúc.
Tuy nhiên, những hình ảnh đó chỉ là tượng trưng, còn trong cuộc sống bình thường thì với thói quen “tiện đâu vứt đó” thì rác dọc đường sá cũng rất nhiều, chính điều này đã làm cho các thành phố Việt Nam xấu đi rất nhiều.


Nguyên Nhân
Vứt rác bừa bãi không chỉ làm cho ô nhiễm môi trường, phá hoại môi sinh mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, mọi người ai cũng hiểu, cũng biết nhưng vẫn tiện đâu vứt đó.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Hoàng một hướng dẫn viên du lịch ở thành phố càng Hải Phòng chia sẻ những nguyên nhân diễn ra tình trạng trên:
Người Việt Nam xưa nay vô trách nhiệm từ trước đến giờ, họ không ý thức, ăn xong là vứt tại chỗ là điều đương nhiên rồi. Như ở khu vực nửa nông thôn nửa thành thị chả có xe rác thì họ vứt đi đâu, đốt thì cháy nhà thậm chí đất cũng chật thì quẳng ra đường, quẳng ra sông, nó đến đâu thì đến chứ không có chỗ nào mà để. Nếu đó là trường hợp mà vứt rác bừa bãi ngoài bãi biển hay là ngoài chỗ nào có thùng rác công cộng hay là kể cả Việt Nam mình cũng thế thôi có cái vệ sinh công cộng nào. Phải cải cách giáo dục ý thức của người dân.
Trên mạng xã hội, nhiều Việt Kiều Việt Nam sau một thời gian sống ở nước ngoài họ đã quen với việc vứt rác đúng nơi đúng chỗ, nhưng sau khi về Việt Nam thì luôn ca thán là có nhiều đoạn đường không có đến 1 cái thùng rác để cho người dân bỏ rác, nên họ đành cầm về nhà.
Mặc dù nhiều người Việt Nam vẫn biết rằng vứt rác bừa bãi là 1 thói quen xấu, việc đó ảnh hưởng đến nhân cách của mình, lại còn ảnh hưởng đến môi trường sống của mình, tuy nhiên thói quen xấu đó nhiều người vẫn không bỏ được.
Chị Anh Thư một bạn trẻ sống ở thành phố du lịch biển Nha Trang chia sẻ với chúng tôi về những nguyên nhân mà dẫn đến việc người Việt vứt rác lung tung.
“Nạn vứt rác bừa bãi đó là thói quen rất xấu mà ai cũng ghét, nguyên nhân là do thiếu ý thức, thiếu lịch sự gây ảnh hưởng rất xấu cần phải loại bỏ.”
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới mà có nhiều người Việt Nam du lịch, du học sinh, hay là công nhân Việt Nam sinh sống nhiều như Thái Lan, Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… ở nhiều nơi công cộng họ đều có những bảng hiệu cảnh báo bằng tiếng Việt Nam với nội dung là không được vứt rác bừa bãi, nếu vứt rác bừa bãi không đúng quy định sẽ bị phạt với một số tiền lớn, điều đó cho thấy người Việt đi đâu cũng vứt rác bừa bãi, phản ánh đến văn hóa, ý thức của người Việt Nam.



Một giáo viên trẻ tên N xin được dấu tên đang dạy ở trường tiểu học ở Nghệ An chia sẻ:
Thứ nhất, do giáo dục VN mình từ lâu đã không quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho con người. Thứ hai, ở một số nơi không có thùng rác để bỏ rác. Thứ 3 việc xử phạt không nghiêm minh.
Trên trang tri thức trẻ, PGS.TS Lê Kế Sơn, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc xả rác bừa bãi ở Việt Nam là chuyện khá phổ biến ở cả thành thị lẫn nông thôn, kể cả những người già và trẻ con, ông cũng cho biết là ý thức của người dân còn khá kém, không có ý thức bảo vệ môi trường, văn hóa môi trường còn quá kém.
Giải pháp
Hiện nay, tại nghị định 179/2013 của chính phủ có hiệu lực từ ngày 30/12/2013 có quy định các mức xử phạt về hành chính đối với các hành vi vứt rác bừa bãi không đúng quy định, tuy nhiên sự việc vẫn chưa được giải quyết. Bên cạnh đó có rất nhiều bảng hiệu cảnh báo không được vứt rác bừa bãi hay là loa phường xã luôn tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhưng sự việc vẫn đâu vào đó.
Anh Hoàng cho rằng biện pháp tốt nhất để hạn chế đó là giáo dục cho các em từ nhỏ và công tác thu gom và xử lý rác thải phải được đầu tư tốt nhất.
Chị N cũng cho những giải pháp:
“Trước tiên phải giáo dục nhân cách cho các em học sinh, phải tập từ bây giờ, lúc còn nhỏ, thứ hai phải tuyên truyền về tác hại của việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, thứ 3 công việc xử lý rác thải phải được thực hiện một cách nghiêm túc, thứ 4 xử phạt trong việc vứt rác bừa bãi phải công minh.”
Ở Việt Nam các loại rác thải ra môi trường hằng ngày dao động từ 0,5 – 0,8kg/ 1 người/ 1 ngày, tuy nhiên trong đó chỉ có 60 -65% rác thải được thu gom và xử lý.

{nguồn: achautudo.org}





Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Đại học Fulbright Việt Nam là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo..

[Vn. 28/5/2016] Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. Các chuyên gia giáo dục cho rằng đây sẽ là một mô hình giáo dục hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo. 

Tình Bolero 2016!!! (Đài THVL - Diễn viên Minh Luân)
Những bài hát thánh ca Tiếng Anh hay nhất!!


Cựu Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Kerrey, chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), đã nhận giấy phép do Bí thư Thăng trao.
Giấy phép này cho phép trường FUV tuyển sinh học viên cao học khóa đầu tiên vào cuối năm nay. Đồng thời trường cũng sẽ bắt đầu chuẩn bị xây dựng trụ sở chính ở Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 9. Sẽ mất ít nhất 2 năm để hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất cho giai đoạn một của FUV.
Trong một thông cáo, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV, nói trường này sẽ là một đại học Việt Nam “kiểu mới”. Bà cho biết thêm trường “sẽ đưa vào những tiến bộ mới nhất về công nghệ và giảng dạy nhằm đem lại cho sinh viên một trải nghiệm giáo dục giúp họ trang bị những kỹ năng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực khó khăn nào mà họ theo đuổi”.
Đại diện trường cho hay FUV sẽ cấp bằng Việt Nam và sẽ phấn đấu đạt kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định Mỹ. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ giảng dạy chính. Trường được tiên liệu sẽ có số lượng sinh viên từ 6.000 đến 10.000 khi đạt giai đoạn phát triển ổn định. Thông cáo của trường cho biết thêm rằng FUV mong muốn tạo ra tác động tích cực mang tính hệ thống thông qua chia sẻ kiến thức với cách tiếp cận “học liệu mở”.
FUV sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên quốc tế và sẽ đặc biệt chú trọng tuyển dụng những học giả và nhà khoa học người Việt đã được đào tạo quốc tế. FUV sẽ sử dụng đòn bẩy công nghệ bao gồm những nền tảng học tập từ xa để tối thiểu chi phí và cho phép giảng viên có thể giảng dạy cũng như hướng dẫn sinh viên ở vùng sâu vùng xa.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chúc mừng các sinh viên tốt nghiệp Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) ở TP.HCM ngày 14/12/2013. Ngoại trưởng Kerry và Bí thư Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama.



Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV sẽ là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, một trường đào tạo cao học chuyên ngành. Trường này sẽ khai giảng vào mùa thu năm nay với sự kế thừa đội ngũ nhân lực và các khóa học của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua. 
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ mở các khóa cao học và các chương trình đào tạo cao cấp về chính sách công, kinh doanh và những lĩnh vực có liên quan.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM, đồng thời cũng giảng dạy cho FETP, đã nhận xét với VOA Việt ngữ về tầm quan trọng của việc thành lập FUV như sau:
“Việc nâng cấp lần này có ý nghĩa rất là lớn, vì ngoài việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thì mô hình của một trường đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật sẽ đóng góp rất là lớn cho vấn đề về xây dựng và phát triển hệ thống đại học Việt Nam. Và điều đó sẽ rất là tốt cho tương lai của Việt Nam”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người bảo trợ cho Chương trình Fulbright ở Việt Nam trong nhiều năm, đã tuyên bố kế hoạch thành lập trường FUV hồi tháng 8 năm ngoái.
Những người sáng lập trường ở cả hai phía Mỹ và Việt Nam đều tin rằng trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi khao khát được hưởng nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Ông Lam, người cũng đã từng du học ở Mỹ với học bổng Fulbright, cho biết sự háo hức về FUV rất cao và những ngày này ông liên tục nhận các cuộc điện thoại để hỏi về việc tuyển sinh, chương trình học của trường. Ông phân tích thêm về lý do của sự háo hức này:
“Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam”.
Ở một đất nước có hệ thống giáo dục lâu nay bị xem là lạc hậu và phương thức quản lý còn bảo thủ. Liệu một trường có tính sáng tạo như Đại học Fulbright Việt Nam có tạo ra xung đột hay thách thức gì đối với các nhà quản lý của Việt Nam hay không? Giảng viên Nguyễn Hữu Lam đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ những người làm khoa học thực sự họ sẽ nhìn vấn đề này một cách rất là thoải mái và họ sẽ tiếp thu cái hệ thống này. Và rất nhiều vị lãnh đạo của nhà nước và của Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp thu được. Nhưng tất nhiên là sẽ có những cái xung đột. Thế cho nên vừa rồi tôi thấy có tuyên bố của Tổng thống Obama và đồng thời là của Ngoại trưởng John Kerry về trường đại học độc lập, tự do học thuật, như thế thì tôi nghĩ nếu chính phủ Việt Nam cam kết cái điều đó thì có nghĩa là trường sẽ làm được và dần các trường đại học Việt Nam cũng đang trong xu thế đó. Tại vì hiện nay Việt Nam cũng đang trao quyền tự chủ cho các đại học. Và nếu trường FUV mà phát triển tốt thì sẽ giúp rất nhiều cho cái nỗ lực vì thử nghiệm, làm thí điểm về các trường đại học độc lập ở Việt Nam”.
Mặc dù là một tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận, FUV nhận được hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và Việt Nam. Đến nay chính phủ Mỹ đã cam kết tài trợ hơn 20 triệu đôla để hỗ trợ việc thành lập trường. Còn chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã dành cho FUV 25 hecta đất ở Quận 9.
FUV đã nhận được cam kết tài trợ bằng tiền mặt hay các hình thức khác trị giá hơn 60 triệu đôla. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn nữa để có thể hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng của bà Hiệu trưởng Thủy. Bà cho biết ước tính sẽ cần huy động tối thiểu 100 triệu đôla trong ba năm tới.
Theo kế hoạch, năm 2018, FUV sẽ thành lập Trường Khoa học xã hội và Nhân văn Fulbright với chương trình giáo dục cử nhân bốn năm cho các ngành khai phóng (liberal arts) và khoa học-kỹ thuật.
{nguồn: voatiengviet.com}

Thủ tướng thăm nông trại Yokoyama (Nhật Bản)

[ Vn. 28/5/2016 ] Sáng 28/5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác Chính phủ đã tới thăm nông trại Yokoyama thuộc Công ty cổ phần Nông trại Yokoyama tại thị trấn Toyoake, tỉnh Aichi, Nhật Bản.


Người Nhật khiến cả thế giới phải sững sờ khi biết lý do trẻ em luôn đi bộ tới trường..
Những ca khúc tiếng Nhật hay nhất 2016!


Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nằm tại thị trấn Toyoake, thuộc tỉnh Aichi, cách thành phố Nagoya khoảng 21km, nông trại Yokoyama là nông trại đầu tiên của tỉnh sản xuất nông sản theo mô hình hiện đại, đầu tư công nghệ cao.

Từ năm 1989 đến nay, nông trại kinh doanh theo mô hình bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng.
Năm 2000, nông trại được nhận “Giải thưởng Nông nghiệp Nhật Bản” lần thứ 29 và giải thưởng của Bộ trưởng Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản lần thứ 39.
Một số hình ảnh Thủ tướng thăm nông trại Yokoyama:

Nhân viên trang trại chào đón Thủ tướng và các vị khách Việt Nam.


Ngoài lĩnh vực sản xuất, nông trại Yokoyama còn mở 2 cơ sở kinh doanh nhà hàng sử dụng sản phẩm nông trại trên địa bàn tỉnh Aichi.
Tới thăm và làm việc tại nông trại Yokoyama, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công nghệ sản xuất  và chất lượng nông sản tại đây.

{Nguồn: baochinhphu.vn}




Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Tình Bolero 2016!!! (Đài THVL - Diễn viên Minh Luân)

Cùng nghe, cùng trải nghiệm!










- Ca khúc sâu đậm và đón nhận được nhiều tiếng vỗ tay của khán giả.. Ca khúc như được sống lại nhờ phần hát của diễn viên Minh Luân. Khi anh vừa diễn sâu đậm đúng bối cảnh của bài hát, vừa hát đầy ngọt ngào..

Thủ tướng hội kiến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Tổng thống Sri Lanka..

[ Vn. 27/6/2016] Chiều 26/5, nhân dịp thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội kiến với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon và Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena.




Thủ tướng hội kiến với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon. Ảnh: VGP/Quang  Hiếu

Tại cuộc hội kiến với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam cam kết tích cực tham gia vào các nỗ lực của Liên Hợp Quốc vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững; tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, phát huy vai trò thành viên tại các cơ quan Liên Hợp Quốc như Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế và Xã hội.
Thủ tướng cho biết Việt Nam đang xây dựng kế hoạch triển khai Thỏa thuận COP21 về Biến đổi khí hậu, Chương trình Nghị sự 2030 và Các mục tiêu phát triển bền vững, cảm ơn Liên Hợp Quốc đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong việc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân bị thiệt hại nặng nề do hạn hán và xâm nhập mặn.
Tổng Thư ký Ban Ki Moon đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam và cam kết Liên Hợp Quốc luôn sẵn sàng hỗ trợ để Việt Nam có thể phát huy và nâng cao vai trò hơn nữa trong các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, hy vọng Việt Nam sẽ sớm cử thêm nữ sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong thời gian tới. Chia sẻ những khó khăn của Việt Nam do hậu quả của hạn hán, biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Ban Ki Moon thông báo đã bổ nhiệm đặc phái viên về vấn đề chống hạn hán để hỗ trợ các nước.  
Về Biển Đông, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhắc lại lập trường nhất quán ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, mong ASEAN và Trung Quốc hợp tác để thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trước đó, hội kiến với Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ hai nước, thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, định kỳ tổ chức và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương hiện có, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, tăng cường hơn nữa giao lưu nhân dân, phát huy hiệu quả các tổ chức hữu nghị hai nước.
Về hợp tác phát triển kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật với Sri Lanka trong lĩnh vực nông nghiệp; đề nghị Tiểu ban Hợp tác Thương mại hai nước tăng cường trao đổi và đề ra các biện pháp thúc đẩy, đưa kim ngạch thương mại tăng trưởng cao hơn, tương xứng với tiềm năng; hai bên cần nhanh chóng xác định các lĩnh vực khuyến khích đầu tư giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí.
Thủ tướng cũng cảm ơn Sri Lanka đã ủng hộ Việt Nam ứng cử các cơ quan của Liên Hợp Quốc và mong Sri Lanka ủng hộ ứng cử viên của Việt Nam ứng cử vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021. Thủ tướng cũng đề nghị Sri Lanka quan tâm và ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam trong giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tổng thống Sri Lanka bày tỏ ngưỡng mộ trước những thành tích vượt bậc mà nhân dân và Chính phủ Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp; mong muốn học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước của Việt Nam thông qua việc tăng cường trao đổi đoàn các cấp, trong đó Sri Lanka sẽ cử một đoàn doanh nghiệp do Thủ tướng Sri Lanka dẫn đầu thăm Việt Nam trong thời gian tới.

{Nguồn: baochinhphu.vn}



Tại sao Tổng thống Obama được gọi là "Ông bố tuyệt vời nhất thế giới"?

[ Vn. 27/6/2016] Dù bận rộn nhưng Tổng thống Obama luôn dành thời gian để ở bên gia đình. Cũng bởi vậy mà Tổng thống Obama được nhiều người gọi là "Ông bố tuyệt vời nhất thế giới".

1. Giữ cho các con có một cuộc sống bình thường nhất
Cho dù là con của Tổng thống Mỹ nhưng hai cô – Malia và Sasha nhà Obama có một cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác. Đó là một nỗ lực rất cương quyết và mạnh mẽ của vợ chồng Tổng thống Mỹ Barack Obama. Họ luôn dành thời gian để dạy dỗ cũng như hướng dẫn 2 những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.

Dù sống trong tòa nhà có rất nhiều người phục vụ nhưng Malia và Sasha vẫn phải tự dọn phòng. Malia cũng phải tự giặt là và chăm sóc chú chó cưng Bo của gia đình. “Chúng tôi có những cuộc thảo luận thực sự về sống có trách nhiệm”. Tổng thống Obama cũng cho cô lớn Malia của mình học lái xe để cô bé tự lập hơn, không chỉ nhờ lực lượng đặc vụ Mỹ đưa đón.
Trong việc giải trí, 2 cưng của ông chủ Nhà Trắng cũng phải tuân thủ những quy tắc nhất định. Cả hai không được xem ti vi vào những ngày thường trong tuần và Malia thì chỉ có thể sử dụng điện thoại di động vào ngày nghỉ. Việc sử dụng máy tính chỉ hỗ trợ làm bài tập ở nhà và rất hạn chế. Ông Obama cũng nhất quyết không cho các dùng Facebook cho đến khi họ đủ 18 tuổi vì muốn bảo vệ sự riêng tư cho Malia và Sasha.
2. Coi các con là niềm tự hào và thành công lớn nhất cuộc đời mình
Trong các chiến dịch tranh cử của mình, Obama không lúc nào quên nhắc tới vợ và các con của mình. Ông thường có những chia sẻ rất giản dị nhưng đầy tự hào về hai cô trong các bài phát biểu của mình như: “Hiện tại, cuộc sống của tôi chỉ xoay quanh hai cô ” hay “Sasha và Malia, các con đã trưởng thành, trở thành những người mạnh mẽ, thông minh và xinh đẹp như chính mẹ các con”… Obama cũng từng viết: “Tôi cảm thấy mình may mắn bởi xung quanh tôi toàn phụ nữ. Họ là những người quan trọng nhất của cuộc đời tôi. Họ là những người đã làm nên tôi ngày hôm nay”.
Điều đó càng khiến cho vợ chồng Obama được ngưỡng mộ bởi đối với gia đình mới là thứ quan trọng nhất và vĩnh cửu đối với vị tổng thống quyền lực nhất thế giới này.
Trên chính trường, ông Obama là tổng thống quyền lực, còn trong gia đình, ông là ông bố gần gũi, luôn cùng vợ chăm sóc, dạy dỗ con cái.
3. Luôn dành cho con nhiều thời gian nhất có thể
Bà Michelle từng chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng, Barack chưa từng bỏ lỡ cuộc họp phụ huynh nào và luôn cố gắng tranh thủ tham gia mọi sự kiện trong đời con”. Đó có thể nói là một lời khen đáng giá nhất mà mọi ông bố muốn nhận được. Cho dù luôn kín lịch làm việc với những chuyến công tác và các cuộc họp kéo dài bất tận, nhưng Obama vẫn dành thời gian để ăn tối cùng các con, đọc sách cho các cô bé nghe, đi dạo, chơi thể thao, có mặt cổ vũ cho con trong các buổi biểu diễn ở trường…

Barack Obama đi mua sách cùng con gái
Obama nói rằng: “Ngay cả những ngày bận rộn nhất, Michelle và tôi dù bận rộn thế nào cũng cố gắng dành những khoảng thời gian cho gia đình và khoảng thời gian này là bất khả xâm phạm. Ví dụ: vào lúc 6h30 tối dù bận thế nào chúng tôi cũng cố gắng rời khỏi công việc và ăn tối cùng nhau. Đó là điều bất khả xâm phạm. Tôi sẽ cố gắng tận dụng những phút giây ngắn ngủi được bên các con trên bàn ăn. Tôi sẽ tận hưởng từng giây từng phút khi mọi người vẫn còn sống chung dưới một mái nhà”.
Tổng thống Mỹ coi thời gian được ở bên và chia sẻ với các con những điều nhỏ nhặt của cuộc sống hàng ngày là món quà đặc biệt đối với mình, Obama từng chia sẻ: “Điều nổi bật nhất trong ngày là tôi được nghe những suy nghĩ của bọn trẻ về thế giới và được thấy con thông minh, hài hước, tốt bụng. Chỉ một giờ thôi – giống như tôi được “sạc pin” lấy lại năng lượng và chúng mang lại cho tôi cách nhìn về cuộc sống. Đó là những khoảng khắc tôi thực sự là một người bố – chỉ là một ông bố thôi theo đúng nghĩa”.
4. Trở thành tấm gương mẫu mực của các con
Vợ chồng Tổng thống Mỹ hiểu rằng, tấm gương mẫu mực của cha mẹ chính là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để giáo dục các con, vì thế, họ trở thành tấm gương tuyệt vời nhất của các con trong mọi mặt. Obama luôn dành cho vợ sự chăm sóc ân cần và ngọt ngào nhất, đó chính là cách tuyệt vời để ông dạy các chọn cho mình một người bạn trai “biết tôn trọng các con”, hay giúp các con hiểu rằng, gia đình là nơi bình yên nhất cho tất cả mọi thành viên.
Cho dù, từng có lúc phát biểu rằng: “Làm cha là một công việc không hề dễ dàng” và cũng có không ít những xáo trộn và phiền toái đã xảy đến với gia đình Obama khi ông trở thành tổng thống. Quyền lực và địa vị tổng thống có thể tạo ra nhiều đặc ân cho con cái, như việc chúng được hưởng nền giáo dục tốt nhất, có vị trí ưu tiên trong mọi hoạt động ở trường hay cộng đồng… Nhưng đổi lại có nhiều việc nằm ngoài mong muốn của họ, và thường lại là những mong muốn đơn giản nhất. Tuy nhiên, câu chuyện làm cha của Barack Obama cho chúng ta thấy rằng, những điều tuy bình thường nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách và tạo dựng con đường tương lai cho các con.
{Nguồn: baohoctro.com}


Nhà nước Hồi giáo dùng thường dân làm bia đỡ đạn ở Fallujah..

[ Vn. 26/5/2016] Các lực lượng quân sự Iraq được một nhóm dân quân Shia hỗ trợ đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt trong chiến dịch tấn công tái chiếm thành phố Fallujah từ tay Nhà nước Hồi giáo.





Lực lượng an ninh Iraq và dân quân Shia chiến đấu chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Saqlawiyah, Fallujah.


Các lực lượng quân sự Iraq được một nhóm dân quân Shia hỗ trợ đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt trong chiến dịch tấn công tái chiếm thành phố Fallujah từ tay Nhà nước Hồi giáo.
Thành phố này đã mất quyền kiểm soát vào tay các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi giáo kể từ năm 2014.
Các cơ quan nhân đạo đang lo ngại giao tranh sẽ trả giá đắc bằng nhân mạng trong lúc các phần tử Nhà nước Hồi giáo dùng thường dân làm bia đỡ đạn và không cho phép người dân di tản khỏi các vùng chiến sự.
Phiến quân phản loạn IS tại Fallujah.

Thủ tướng Iraq đang gặp nhiều khó khăn, ông Haider al-Abadi, loan báo chiến dịch quân sự hồi đầu tuần này và thề rằng cờ Iraq sẽ sớm tung bay trên thành phố Fallujah.
Chính quyền của ông Abadi nóng lòng giành chiến thắng sau khi không giải quyết được những bất đồng sâu sắc giữa các đảng phái chính trị và không xoa dịu được giáo sĩ được lòng dân chúng Muqtada al Sadr.
Ông Sadr đã phát động hàng loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ đang ngày càng tăng, với đỉnh điểm là cuộc đối đầu bạo động tại Khu vực  Xanh hồi tuần trước đã làm ít nhất 4 người thiệt mạng.
Ông Abadi, người từ lâu được xem là một đồng minh của Mỹ trong chính trường nhiều phe phái phức tạp của Iraq, nơi Iran có có nhiều ảnh hưởng, có thể đang cân nhắc các đồng minh tương lai của ông.
Chiến thắng ở Fallujah sẽ không dễ dàng giành được. Thành phố lâu nay của người Sunni này đã bị Nhà nước Hồi giáo chiếm quyền kiểm soát 2 năm qua, và nhóm này đã xây dựng thành lũy vững chắc ở đó.
Quân đội Iraq dựa nhiều vào yểm trợ của không quân liên minh do Mỹ lãnh đạo và trông nhờ vào các dân quân Shia trên bộ. Sau nhiều năm của tình trạng bất đồng giáo phái, phương án này có thể bị phản tác dụng tại Fallujah, một thành phố nổi tiếng với sự tự hào của các cộng đồng Sunni.
Giao tranh đang diễn ra ác liệt quanh thành phố.  
Theo tổ chức Save the Children, các chốt kiểm soát quân sự và mìn gài trên các tuyến đường không cho phép thường dân di tản khỏi các vùng chiến sự. Cứu trợ đã không chuyển vào được thành phố này kể từ tháng 12 năm ngoái.
Thông báo của tổ chức cứu trợ này hôm thứ Tư nói rằng khoảng 700 người đã tìm cách chạy thoát ra khỏi đó trong mấy ngày qua, trong đó có 400 trẻ em. Hàng ngàn người khác vẫn kẹt lại bên trong.
{Theo Minh Long}

Các nhà lãnh đạo khối G7 nhóm họp tại Nhật Bản năm 2016..

[ Vn. 26/5/2016] Các nhà lãnh đạo khối G7 hôm nay nhóm họp tại Nhật Bản để bàn về các vấn đề kinh tế, khủng bố và an ninh hải dương. Cuộc họp diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bàn về vụ án mạng ở Okinawa đang gây bất mãn cho dân chúng Nhật.


Thời cơ hợp tác, đầu tư, kinh doanh Việt-Nhật thuận lợi nhất!
Những ca khúc tiếng Nhật hay nhất!



Các nhà lãnh đạo thế giới chụp ảnh lưu niệm trong ngày đầu tiên của cuộc họp của khối G7 ở Ise Shima, Nhật Bản, ngày 26/5/2016.


Các vị nguyên thủ của 7 nước giàu nhất thế giới cùng với các nhà lãnh đạo của Liên hiệp Châu Âu đã bắt đầu hội nghị thường niên tại thành phố ven biển Ise Shima ở Nhật.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nghênh đón Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada tại Đền Ise, ngôi đền linh thiêng nhất của Thần đạo Nhật Bản.
Các nhà lãnh đạo đã lần lượt đi qua một chiếc cầu dài dẫn tới ngôi đền, trước khi đứng chụp hình chung với nhau.
Tin tức từ địa điểm hội nghị cho biết nghị trình của cuộc họp hai ngày này xoay quanh ba vấn đề chính là vực dậy nền kinh tế toàn cầu, chống khủng bố và an ninh hải dương.
Vấn đề thứ ba rõ ràng là có dính líu tới những hành động mỗi ngày một hung hãn hơn của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh có những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines.
Tổng thống Obama hôm nay cho biết cuộc họp đã có một khởi đầu tốt đẹp và “đạt được rất nhiều thành quả.”
"Chúng tôi bắt đầu bàn tới một số vấn đề an ninh then chốt, những vấn đề quan trọng đối với tất cả chúng ta: (đó là) Biển Đông và an ninh hải dương. Chúng tôi đã bàn về những vấn đề liên quan tới Ukraine, nơi mà chúng tôi bắt đầu nhận thấy một số tiến bộ trong các cuộc thương thuyết nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy có quá nhiều bạo động và chúng ta cần phải giải quyết. Chúng tôi sẽ dành thêm thời giờ vào tối nay để tìm cách giải quyết một số điểm nóng quốc tế quan trọng."
Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra một ngày khi Tổng thống Obama họp với Thủ tướng Abe giữa lúc dân chúng Nhật Bản tức giận vì vụ một thiếu nữ Nhật bị một cựu chiến binh Thuỷ quân Lục chiến Mỹ giết hại bên ngoài một căn cứ quân sự của Mỹ ở Okinawa.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt tay trong một cuộc họp báo.


Phát biểu tại cuộc họp báo chung, không bao lâu sau khi ông Obama tới Nhật, Thủ tướng Abe cho biết đôi bên đã thảo luận về vụ án mạng này.
"Toàn bộ thời gian của cuộc thảo luận nhóm nhỏ đã được dùng để bàn về vụ án mạng ở Okinawa, và tôi cảm thấy hết sức bất bình đối với tội ác cực kỳ đáng kinh tởm này. Vụ án mạng này chẳng những làm rúng động Okinawa mà còn gây chấn động cho toàn thể nước Nhật. Tôi đã trình bày với Tổng thống Obama là những cảm xúc của người dân Nhật Bản phải được tôn trọng một cách chân thành. Tôi cũng thúc giục Hoa Kỳ thực hiện mọi biện pháp hữu hiệu và thấu đáo để ngăn ngừa một sự tái diễn và để giải quyết vấn đề một cách tích cực và nghiêm túc."
Giới hữu trách Nhật Bản cho biết ông Kenneth Franklin Shinzato, 32 tuổi, thú nhận đã đâm và siết cổ cô Rina Shimabukuro, 20 tuổi, rồi vất xác cô ở một bụi rậm gần căn cứ Mỹ trên đảo Okinawa, nơi ông làm việc.

Tổng thống Obama cam kết phía Mỹ sẽ hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra.
"Liên minh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản là một nền tảng hết sức quan trọng cho nền an ninh của cả hai nước. Liên minh đó cũng đã góp phần củng cố hoà bình và an ninh trên khắp khu vực. Chúng tôi đã thảo luận về thảm kịch xảy ra ở Okinawa và tôi đã trình bày sự phân ưu chân thành nhất và sự hối tiếc sâu xa nhất. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra và bảo đảm công lý sẽ được thể hiện dựa theo hệ thống pháp luật của Nhật Bản."
Vụ án mạng làm nhiều người nhớ lại vụ một nữ sinh Nhật bị nhân viên quân đội Mỹ cưỡng hiếp ở Okinawa năm 1995, làm bùng ra những cuộc biểu tình rầm rộ chống lại sự hiện diện của các căn cứ Mỹ.
Vấn đề tội phạm này có thể gây cản trở nhiều hơn nữa đối với nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm thúc đẩy cho kế hoạch di chuyển một phi trường của Thủy quân Lục chiến Mỹ đến một chỗ khác trên đảo chính của Okinawa. Kế hoạch này đã gặp phải sự chống đối kịch liệt của dân chúng ở địa phương.
53.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, cùng với 43.000 vợ con thân nhân, và 5.000 nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng. 15 trong tổng số 23 căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại Okinawa.
Mỹ đã chiếm đóng Okinawa kể từ khi đánh bại Nhật trong Thế chiến thứ II vào năm 1945 cho đến năm 1972.  

{Nguồn: voatiengviet.com}

Tuyển tập nhạc Anime hay nhất của năm 2016!!

Cùng nghe, cùng trải nghiệm!






Thời cơ hợp tác, đầu tư, kinh doanh Việt-Nhật thuận lợi nhất!

[ Vn. 26/5/2016 ] Phát biểu tại Đối thoại kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản diễn ra chiều 26/5 tại tỉnh Nagoya, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần “hai bên cùng thắng” và cho rằng đây là thời cơ hợp tác, đầu tư Việt Nam-Nhật Bản thuận lợi nhất.


Tiềm năng hợp tác Việt Nam - Italy còn rất lớn và lâu dài..
Ông Obama tháo nhẫn trước khi bắt tay người dân.. việc khiến dư luận sửng sốt!


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi Đối thoại kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản. 
Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Ngay sau khi đến sân bay Chubu-Nagoya, bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản và dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự buổi Đối thoại kinh tế cao cấp Việt Nam-Nhật Bản với chủ đề “Việt Nam hội nhập và phát triển” cùng hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.
Thủ tướng nhận định, quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” giữa Việt Nam và Nhật Bản đang trải qua giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Về đầu tư, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam với hơn 3.000 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 39 tỷ USD. Về thương mại, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 4 của Việt Nam với cán cân thương mại cân bằng, các sản phẩm có tính bổ trợ nhau.
Trước các nhà đầu tư Nhật Bản và Việt Nam, Thủ tướng khẳng định: Chúng tôi quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ người dân, doanh nghiệp và đang nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh, tái cơ cấu nền kinh tế; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; tập trung phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ; phát triển nhân lực. Ngoài ra, khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, nhất là trong thanh niên trẻ, phấn đấu có một triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020.
Một số định hướng hợp tác lớn
Để phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa quan hệ hợp tác song phương, Thủ tướng đã nêu một số định hướng lớn về đầu tư, thương mại và du lịch.
Về đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào các dự án thuộc 6 nhóm lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác phát triển công nghiệp hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản, các dự án phát triển hạ tầng, dự án theo hình thức PPP, dịch vụ chất lượng cao, tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Về thương mại, với việc triển khai Hiệp định TPP, Thủ tướng cho rằng hoàn toàn có khả năng nâng kim ngạch thương mại giữa hai nước lên 60 tỷ USD vào năm 2020. Việt Nam hoan nghênh Nhật Bản mở cửa thị trường cho trái cây Việt như xoài, vải, thanh long… và mong muốn tiếp tục đưa nhiều hơn các mặt hàng thủy sản, hàng tiêu dùng, điện tử, linh kiện “Made in Việt Nam” đến với người tiêu dùng Nhật Bản cũng như sẵn sàng đón nhận các mặt hàng có chất lượng, công nghệ cao từ Nhật Bản.
Về du lịch, phấn đấu trong thời gian tới số người qua lại giữa hai nước sẽ tăng gấp đôi hiện nay, lên khoảng 1,5 triệu lượt người. Hai bên cần sớm mở thêm các đường bay thẳng và đề nghị Nhật Bản đơn giản hoá thủ tục visa cho du khách Việt Nam.
Hai bên cùng thắng
Sau khi phát biểu, Thủ tướng đã đối thoại, trả lời trực tiếp các vấn đề mà doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm.
Trả lời câu hỏi về định hướng chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ quan điểm Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng hơn, phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp; coi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng của nền kinh tế; bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; tập trung cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho nhà đầu tư. Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định kinh tế vĩ mô để các nhà đầu tư yên tâm.
“Lợi ích của nhà đầu tư cũng là lợi ích của Chính phủ. Thắng lợi của các bạn cũng là thắng lợi của chúng tôi”, Thủ tướng nói và cho rằng “đây là thời cơ mới, thuận lợi nhất để hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa hai bên”.
Phát biểu tại cuộc Đối thoại, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Hioyuki Ishige cho biết, các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam cảm thấy vững tâm trước các thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nhiều doanh nghiệp, qua cuộc khảo sát của JETRO, bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam.
Thứ trưởng Quốc vụ khanh, Bộ Kinh tế-Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Junji Suzuki khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản. Hiện đã có 1.500 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sang Việt Nam. Kim ngạch thương mại năm 2014 tăng gấp 6 lần so với năm 2000. Quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước là bổ trợ nhau, hai bên cùng có lợi. Trước mắt, Bộ Kinh tế Nhật Bản và Bộ Công Thương Việt Nam đã thống nhất hợp tác nhiều lĩnh vực như dệt may, chống hàng giả, đào tạo công chức, tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực điện nguyên tử, nhiệt điện hiệu suất cao…

{Nguồn: baochinhphu.vn}