Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

"Bống Bống Bang Bang" của nhóm 365Daband bất ngờ chiếm ngôi siêu hit của Sơn Tùng M-TP

  [M-news]   Trong danh sách những MV hot nhất 2016 không thể bỏ qua đến những cái tên quen thuộc như: Sơn Tùng M-TP, Phan Mạnh Quỳnh, Noo Phước Thịnh...
Ca khúc hay nhất năm 2016 - Tương Tư! [Sing My Song Vietnam]
            Ông lão nghèo nuôi Trâu bỏ 7 tỉ để mua Lamborgini! 


      Những ngày cuối năm 2016 MV Bống Bống Bang Bang của nhóm 365 đã bất ngờ tăng lượt xem một cách chóng mặt vượt qua MV Chúng Ta Không Thuộc Về Nhau của Sơn Tùng M-TP.
Bống bống bang bang ra mắt vào tháng 6.2016 với sự thể hiện với 4 chàng trai nhóm 365. Đây là ca khúc chủ đề của bộ phim Tấm cám – Chuyện chưa kể và cũng là một trong những sản phẩm đánh dấu sự nghiệp của nhóm 365 trước khi các thành viên tan rã.

Giống như thành công của Tấm Cám, Bống bống bang bang gây bất ngờ với thành tích ngoài mong đợi khi đạt 90 triệu lượt xem sau 4 tháng ra mắt. Đặc biệt hơn, tính tới hiện tại đã hơn nửa năm nhưng lượt xem MV vẫn không có dấu hiệu suy giảm khi mỗi ngày MV vẫn tăng thêm khoảng hơn 1 triệu lượt xem và nhanh chóng vượt qua siêu hit Chúng Ta Không Thuộc Về Nhau của Sơn Tùng M-TP.

      Ca khúc Bống Bống Bang Bang gây ấn tượng với giai điệu vui nhộn, nội dung gần gũi vì lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ tích đã quá quen thuộc khán giả Việt Nam về một gia đình có hai chị em tên Tấm và Cám, Tấm siêng năng bắt tôm tép còn Cám thì ham chơi lại hay ăn hiếp Tấm. Bài hát còn có câu nói quen thuộc của Tấm khi cho cá bống ăn. Dự đoán ca khúc hit "Bống bống bang bang" sẽ cán mốc 100 triệu lượt xem, sẽ là MV đầu tiên của nhóm nhạc nam VN chạm ngưỡng, một thành công vang dội.

         


    Dưới đây là 10 clip ca nhạc được xem nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2016 tính tới thời điểm hiện tại (giảm dần theo số lượt xem):
1. “Bống bống bang bang” – 365Daband – 91 triệu lượt xem
2. “Chúng ta không thuộc về nhau” – Sơn Tùng M-TP – 88,4 triệu lượt xem
3. “Phía sau một cô gái” – Soobin Hoàng Sơn – 71,2 triệu lượt xem
4. “Đếm ngày xa em” – Only C và Lou Hoàng – 48,1 triệu lượt xem
5. “Cause I love you” – Noo Phước Thịnh – 46,3 triệu lượt xem
6. “Hãy ra khỏi người đó đi” – Phan Mạnh Quỳnh – 45,7 triệu lượt xem
7. “Yêu một người có lẽ” – Lou Hoàng và Miu Lê – 35,7 triệu lượt xem
8. “Trái tim em cũng biết đau” – Bảo Anh – 35,7 triệu lượt xem
9. “Ngốc” – Hương Tràm -33,5 triệu lượt xem
10. “Liên khúc tình nghèo có nhau – Sầu tím thiệp hồng” – Lưu Ánh Loan và nhiều ca sỹ – 28,7 triệu lượt xem

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Ca khúc lãng mạn và "đầy cảm xúc" nhất năm 2016 - Tương Tư! [Sing My Song Vietnam]

      XHVĐS- 31/12/2016.

      Trong những ngày của tháng 12 năm 2017, có lẽ ai cũng biết ca khúc "Tương tư" của anh chàng "thơ ca" Cao Bá Hưng. Tuy trẻ tuổi nhưng là tài năng hiếm có trong chương trình Sing My Song. Chỉ với bài hát "Tương tư" đã khiến 4 vị huấn luyện viện "gạt cần" ngay lập tức và có cuộc "tranh giành" đôi bên giữa nhạc sĩ Đức Trí và nhạc sĩ Lê Minh Sơn.

      Ca khúc được "dệt" từ cảm xúc, nỗi niềm đơn phương của một người con trai đêm ngày mong người con gái hiểu tấm chân tình của mình. Đặc biệt, ca khúc được phổ từ thơ và đây là bài thơ "Tương tư" do Cao Bá Hưng sáng tác theo thể lục bát.


      Những câu từ đầy ưu tư ở phía trên đã trở thành "chất liệu ca từ" của bài hát... Một đoạn rap trong ca khúc được Bá Hưng biểu diễn phong cách không giống các rapper khác với một chiếc quạt khiến nhìn cậu rất thư sinh. Có thể nói bài hát "Tương tư" xứng đáng là ca khúc lãng mạn và "đầy cảm xúc" nhất của năm nay.


                                     

  
    Ngoài bài hát "Tương tư" còn có ca khúc "Kiều" được anh chàng sáng tác và có nhiều bạn trẻ yêu thích. "Kiều" được nhạc sĩ đầy tài năng sáng tác lấy cảm hứng từ nàng Thúy Kiều nhan sắc tuyệt trần nhưng có cuộc đời đắng cay. 







Xã hội và đời sống blog


Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Người Tà Mun sẽ là dân tộc thứ 55 của Việt Nam?

MT&ĐS – Người Tà Mun cho rằng, mình không liên quan gì tới người Stiêng, Khmer, Chơ Ro nên mong muốn được công nhận là dân tộc riêng.
Tại hội thảo “Nghiên cứu thành phần tên gọi người Tà Mun” do Viện Dân tộc thuộc ủy ban Dân tộc Trung ương tổ chức ngày 8/10 tại Bình Phước, ông Điểu Hơn, trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, cho biết các cơ quan chức năng mong sớm có sự công nhận tên gọi đối với tộc người Tà Mun theo đúng tiêu chí, quy định, đặc biệt là cơ sở khoa học đối với tộc người Tà Mun ở Bình Phước. Nếu điều đó trở thành hiện thực, thì Việt Nam sẽ có tên của dân tộc thứ 55.
Mọi người cùng chúc Tết người Tà Mun tại nhà Chủ tịch Hội đồng già làng Lâm Tăng (người thứ 2, bên phải)

Khó xác định nguồn gốc
Sau một chặng đường dài, vượt gần 200 km từ TP. HCM, chúng tôi lên tới xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, Bình Phước đã hơn 11h trưa. Trước khi đi, bà Thạch Thị Hạnh, Phó Chủ tịch xã Tân Hiệp căn dặn: “Dù từ đây tới chỗ ở của người Tà Mun khoảng hơn 2 km nhưng đường khó đi lắm nhé”. Quả thật, con đường trải nhựa đã xuống cấp, xe máy cứ lao xuống, nhồi lên trong những ổ voi, ổ gà. Hỏi thăm đường đến nhà Hội đồng già làng, chúng tôi được một anh thanh niên người Tà Mun dẫn đi. Đến nơi, thấy trong nhà có một số người đang chuẩn bị ăn cơm.
Tôi nói lý do, xin gặp Chủ tịch Hội đồng già làng, một người đàn ông lớn tuổi nói: “Anh đến ngay ngày Tết của người Tà Mun (1/9 âm lịch). Nhà đang chuẩn bị bữa cơm trong ngày mồng 1 (ngày Tết đầu tiên trong ba ngày của đồng bào người Tà Mun. Tương đồng với Tết Sa uônul – Côka muônul của người Tà Mun ở Tây Ninh). Anh vào đón tết cùng với gia đình chúng tôi cho vui. Không ngần ngại, chúng tôi vào và được ông cùng một số người thân, bạn bè thiết đãi thịnh tình”.
Dù là Tết của người Tà Mun (Ol Cau) nhưng trong mâm cơm, chúng tôi không thấy một sản vật nào của tộc người này. Vẫn là canh khổ qua nhồi thịt hầm, thịt heo luộc, chả chiên, hủ tiếu xào, lẩu và uống rượu trắng hoặc bia. Những món ăn, uống quen thuộc của người Việt.
Đem thắc mắc này hỏi, ông Lâm Tăng (SN 1956), Chủ tịch Hội đồng già làng cho biết: “Cuộc sống của người Tà Mun đã thay đổi rất nhiều, mọi thứ đã giống như người Kinh. Trước đây thì có nhiều nét văn hóa khác. Ví dụ như người Tà Mun theo chế độ mẫu hệ nên các chàng trai phải đi ở rể. Còn ngày nay thì con gái theo chồng hoặc ở lại nhà cũng được. Nhà tôi có 7 đứa con thì đã có 3 cô con gái đều đi lấy chồng và ở với nhà chồng rồi”.
Khi hỏi về nguồn gốc của tộc người mình, ông Lâm Tăng cũng không rõ gốc gác cụ thể là ở đâu, chỉ biết người Tà Mun đã tồn tại cả trăm năm, trải qua bốn đời tại khu vực Bình Phước, Tây Ninh. Còn theo bà Thạch Thị Hạnh thì bà con dân tộc Tà Mun đã sinh sống tại địa phương này từ nhiều đời. Trong những năm tháng chiến tranh, một số hộ dân đã chuyển đến huyện Tân Biên (Tây Ninh) để sinh sống và lập nghiệp. “Một số nghiên cứu ở Tây Ninh và Bình Phước còn cho thấy, người Tà Mun ở Tây Ninh chuyển qua Bình Phước sinh sống.
Theo các cụ già Tà Mun ở Tây Ninh thì nguồn gốc của người Tà Mun ở đây có gốc ở Sóc 5, Võ Tùng, Võ Dật. Một số người cho biết địa danh Võ Tùng, Võ Dật ở Long Thành, Đồng Nai. Đây là nơi ở từ xa xưa đến ngày nay của một số nhóm người Chơ Ro (hay còn gọi Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng)”, ông Huỳnh Thanh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết.
Ông Điểu Thiệt (SN 1960, sống tại ấp 3, xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản, có cha người Tà Mun, mẹ người Stiêng) cho biết, theo lời cha ông (SN 1903) kể lại, gốc người Tà Mun là người Chơ Ro. Từ Gia Kiệm, Định Quán, tỉnh Biên Hòa (nay là huyện Tân Phú, Định Quán, tỉnh Đồng Nai) chạy lạc từ thời Pháp về khu vực Hớn Quản sinh sống. Ông Lâm Lắm, người Tà Mun (ngụ ấp Sóc 5, Tân Hiệp, Hớn Quản) cũng xác nhận rằng, có nghe kể lại người Tà Mun và người Chơ Ro là một.
Theo Giấy chứng nhận sắc tộc do chính quyền sở tại cũ cấp, một số người Tà Mun ở ấp Sóc 5 có nguồn gốc từ Biên Hòa. Theo TS. Nguyễn Thành Ức, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển văn hóa dân tộc thì vào những năm 30 của thế kỷ XX, một bộ phận người Chơ Ro bị thực dân truy nã vì đã chống lại chủ đồn điền cao su. Họ đã phải di cư đến sống với người Stiêng và Khmer ở Bình Long, tỉnh Bình Phước. Nay gọi là người Tà Mun.
Từ những thông tin trên, ông Huỳnh Thanh cho rằng, rất nhiều khả năng nhóm người Tà Mun ở Bình Phước cũng như ở Tây Ninh và Bình Dương có nguồn gốc từ người Chơ Ro ở Đồng Nai. Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho biết thêm: “Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về truyền thống lịch sử, đời sống, văn hóa, phong tục tập quán kinh tế – xã hội của nhóm người Tà Mun xã Tân Hiệp và mối quan hệ của họ với người Chơ Ro ở Đồng Nai, người Stiêng, Khmer để xác định tộc danh, thành phần dân tộc của họ một cách chính xác”.
Người tà Mun còn có Tết cúng miễu 1 năm 2 lần vào ngày 16/5 (cúng mùa) và 16/11 (thu hoạch vụ mùa). Đồng bào Tà Mun thờ đa thần, thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ trời, các thần rừng, thần rẫy, thần đất (Ảnh: Miễu của người Tà Mun tại Sóc 5)

Nền văn hóa truyền miệng độc đáo
Người Tà Mun ở Bình Phước tự gọi mình là Tà Môl. Họ cho rằng, người Tà Mun không có liên quan gì với người Stiêng và người Khmer mà là một tộc người riêng biệt. Trong quá trình phát triển, người Tà Mun vẫn bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của mình. Sử dụng ngôn ngữ Tà Mun trong giao tiếp cũng như dạy cho con cháu ngôn ngữ của tộc người. Con cháu ông Lâm Tăng, cũng như các gia đình khác đều nói tiếng Tà Mun bên cạnh tiếng phổ thông.
Theo khảo sát của Ban dân tộc tỉnh Bình Phước thì cộng đồng các dân tộc trên địa bàn xã Tân Hiệp, Đồng Nơ của huyện Hớn Quản (Kinh, Hoa, Khmer, Stiêng, Tày, Chăm) đều gọi nhóm người này là Tà Mun, chứ không gọi là Stiêng hay Khmer. Các cộng đồng dân tộc ở đây đều cho rằng nhóm người Tà Mun là một tộc người riêng biệt, chứ không thuộc nhóm dân tộc nào ở đây.
Ông Thanh cho biết, tiếng nói của người Tà Mun thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với ngôn ngữ của người Chơ Ro, Stiêng, Mạ và ảnh hưởng khá đậm của ngôn ngữ Khmer. Người Tà Mun ở Bình Phước chưa có chữ viết nên truyền thống văn hóa, lịch sử được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Do đó nhiều phong tục, tập quán, tri thức lịch sử đã thất truyền.
Ông Lê Xuân Thọ, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân Hiệp cũng chia sẻ, do không có chữ viết nên rất khó khăn trong việc giữ gìn văn hóa, truyền thống của tộc người. Thêm vào đó, hiện các dụng cụ lao động sản xuất, sinh hoạt của người Tà Mun cũng không còn nhiều. Theo nguồn tin của phóng viên báo Người Đưa Tin thì còn vài người tâm huyết đã sưu tầm được khoảng 4, 5 loại dụng cụ đặc trưng của dân tộc Tà Mun.
Ông Lâm Tăng cho biết thêm, do quá trình du canh, du cư và chiến tranh loạn lạc nên không ai biết để bảo quản các vật dụng ấy. Thời còn chiến tranh, mọi người phải bỏ làng, bỏ xóm chạy vào rừng trốn, chỉ mong sao giữ lại mạng sống. Có ai nghĩ sẽ giữ lại các vật dụng lao động, sinh hoạt cho đời sau để tìm hiểu, nghiên cứu đâu. Còn sau này, mọi người hòa nhập với cuộc sống hiện đại, nên các vật dụng không phù hợp đã bán ve chai hết rồi.
Từ lâu đã được địa phương chứng nhận tên dân tộc riêng?
Ông Huỳnh Thanh cho biết, theo số liệu điều tra thống kê các thành phần dân tộc thiểu số trên địa bàn, tỉnh Bình Phước có 40 dân tộc thiểu số sinh sống, không có tộc danh Tà Mun. Nguyên nhân, tên gọi Tà Mun không có trong bảng Danh mục 54 thành phần dân tộc Việt Nam được Tổng cục Thống kê công bố năm 1979. Mặt khác, về phong tục, tập quán, tiếng nói khá tương đồng với dân tộc Stiêng nên nhóm Tà Mun được xếp vào dân tộc Stiêng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương xã Đồng Nơ trước đây và Tân Hiệp hiện nay, cũng như công an huyện Bình Long trước đây và Hớn Quản ngày nay đều sử dụng, xác nhận thành phần dân tộc của nhóm người này là Tà Mun trong các văn bản, giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, Giấy Khai sinh, Giấy Đăng ký kết hôn, Hương ước. Hiện nay đồng bào Tà Mun sống tập trung tại ấp Sóc 5 với 202 hộ/961 khẩu. Số còn lại gồm 332 hộ/182 khẩu sống rải rác tại các ấp 7, 8, 9, 10, Bàu Lùng, Tân Lập.
{Nguồn: moitruongvadoisong.vn}


Tìm cội nguồn người Tà Mun tại Việt Nam!



TT - Viện Dân tộc (thuộc Ủy ban Dân tộc) vừa tổ chức những cuộc hội thảo ở Tây Ninh và Bình Phước để tìm câu trả lời: có hay không tộc người tên Tà Mun - dân tộc thứ 55 ở Việt Nam?



 
Già làng Lâm Bế kể lại kí ức những ngày di cư từ sóc Năm về Tây Ninh




 Câu hỏi ấy đã thúc giục chúng tôi tìm về nơi có người Tà Mun sinh sống, tộc người có thể sẽ là những “người em út” trong đại gia đình dân tộc VN. Theo hướng núi Bà Đen, chúng tôi về vùng Suối Đá ở H.Dương Minh Châu, Tây Ninh để đến một trong những xóm Tà Mun đông đúc nhất thuộc ấp Tân Định II. Ven con đường mịt mờ đất đỏ, xóm của người Tà Mun dù chỉ non trăm nóc nhà nhưng từ lúc được dời ra ở đại ngàn thượng nguồn con sông Bé nay đã gần một thế kỷ vẫn chưa bao giờ bị lẫn với phum, sóc hay xóm làng nào khác. Xóm luôn được phủ xanh bởi những bụi tầm vông sum sê đặc trưng quanh những nóc nhà người Tà Mun.
"Bây giờ người Tà Mun vẫn còn giữ được tiếng nói, giữ được ngày tết của mình... Nhưng so với hồi trước thì đã mai một đi nhiều, hồi xưa ăn tết bảy ngày, giờ chỉ còn ba ngày vì nhiều tục lệ đã bị quên dần. Nếu cái tên Tà Mun mà còn bị lẫn lộn thì con cháu Tà Mun sau này rồi sẽ không biết mình là người Tà Mun, không còn nhớ về quê cũ sóc Năm..."

Di cư từ rừng già
Già Lâm Bế - già làng Tà Mun ở vùng Suối Đá - đón chúng tôi bằng bữa cơm tươm tất khi người Tà Mun đang chuẩn bị đón Tết Saunco Khamun sẽ diễn ra vào ngày đầu tháng 9 âm lịch, được coi như tết năm mới. Già bắt đầu câu chuyện bằng một thắc mắc mà lâu rồi không ai trả lời cho người Tà Mun: “Tết này chỉ có Tà Mun ăn, người S’Tiêng đâu có, người Khmer thì ăn tết hồi tháng ba. Vậy mà Tà Mun mình cứ bị gọi là S’Tiêng, thiệt kỳ”.

Và ăn tết không phải là chuyện “kỳ” duy nhất theo cách nói của già Lâm Bế. Già kể tuy được coi là người S’Tiêng, nhưng người Tà Mun nói gì thì người S’Tiêng không nghe được, người Khmer cũng không ai hiểu được. Thứ ngôn ngữ ấy của người Tà Mun, theo già Bế, chỉ có những người “được gọi là S’Tiêng” ở sóc Năm, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản (Bình Phước) là nghe được. Vì đó chính là những họ hàng ruột thịt, là nơi đời ông bà của những người Tà Mun ở Tây Ninh từng sinh sống hồi đầu thế kỷ 20.
Sợi dây máu mủ với vùng sóc Năm xa xôi ấy của người Tà Mun ở Tây Ninh bây giờ không còn nhiều người Tà Mun nhớ một cách đầy đủ. Nhưng bà Lâm Thị Bê, một cụ bà Tà Mun đã gần thất thập ở xóm Tà Mun Ninh Đức (Ninh Thạnh, thị xã Tây Ninh), thì vẫn nhớ như in. Bà nhớ là bởi cha mình, ông nội mình chính là những người Tà Mun đầu tiên rời cái sóc bé nhỏ nơi thượng nguồn sông Bé này để dắt díu nhau về tạo lập thành cộng đồng Tà Mun ở Tây Ninh bây giờ.
Đó là những năm 1920, cha và ông nội bà Lâm Thị Bê cùng một vài trưởng lão người Tà Mun trên đường đi đóng thuế cho Pháp ở cầu Quan (Tây Ninh) gặp lúc đói khát thì được đức hộ pháp Phạm Công Tắc - giáo chủ đạo Cao Đài - cho cơm ăn và tá túc qua đêm tại một lán trại trong cánh rừng Ninh Thạnh mà ngày nay chính là tòa thánh Cao Đài. Được giáo chủ đối đãi tử tế, nhóm người Tà Mun ấy đã về sóc Năm dắt díu gia đình Tà Mun rời quê hương về Ninh Thạnh giúp đạo Cao Đài xây dựng cơ ngơi. Đàn ông thì hạ cây, phụ nữ thì cắt tranh, chặt mây..., những công việc đã từng quen tay nơi rừng già ấy đã giúp nhóm người Tà Mun góp công sức vào việc xây dựng tòa thánh. Để ghi công, họ được giáo chủ Phạm Công Tắc cải đạo, lại đặt cho họ Lâm (với dụng ý là người làm nghề rừng rất giỏi) khi người Tà Mun trước đó chưa có họ.
Bà Lâm Thị Bê kể từ một nhóm nhỏ ban đầu ấy, người Tà Mun đã rủ nhau rời sóc Năm về Ninh Thạnh, về Suối Đá, Tân Châu và nhiều nơi khác của Tây Ninh dựng nhà, trồng tầm vông, hình thành những xóm Tà Mun chen giữa phum, sóc S’Tiêng, Khmer và xóm làng người Kinh. “Tà Mun mình từ đó có hai cộng đồng từ sóc Năm tới Tây Ninh, cách nhau tới mấy cánh rừng” - bà Bê hồi tưởng.
Một đám cưới của người Tà Mun, với mâm lễ bắt buộc là hai cái đầu heo, nay đã bị mai một hoặc lai tạp nhiều nghi thức

“Tục danh Tà Mun có từ rất lâu”
Tìm cội nguồn, đó không chỉ là đau đáu của cộng đồng Tà Mun mà của cả những người làm công tác dân tộc và nghiên cứu văn hóa. Không chỉ có những hội thảo đã diễn ra ở Tây Ninh và Bình Phước mà UBND tỉnh Tây Ninh cũng vừa duyệt đề tài khoa học với kinh phí gần 400 triệu đồng để xác định cội nguồn của người Tà Mun.
Những chứng tích về nguồn cội của người Tà Mun mà già Lâm Bế và bà Lâm Thị Bê kể, ông Lê Hồng Tăng - phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Tây Ninh - xác nhận đều trùng khớp với tài liệu mà các cơ quan nghiên cứu đang lưu giữ. Nhưng đáng tiếc đó cũng là chứng tích gần như duy nhất mà giới nghiên cứu đang có. “Người Tà Mun chỉ nhớ cha ông mình từ sóc Năm rồi theo đạo Cao Đài di cư một phần về Tây Ninh từ năm 1926, sinh sống cho đến giờ. Còn trước đó đã từng sinh sống ở đâu thì không nhớ vì tộc người Tà Mun không có chữ viết để lưu lại. Vì thế xác định Tà Mun có phải là một dân tộc riêng biệt hay không thì phải có thêm nhiều bằng chứng nữa” - ông Tăng nói.
Ông Huỳnh Văn Diệu - trưởng phòng tôn giáo dân tộc, Ban dân vận tỉnh Tây Ninh - cho biết dù khi thống kê dân số vẫn xếp gần 1.700 người Tà Mun ở Tây Ninh vào dân tộc S’Tiêng, nhưng trên thực tế cái tên Tà Mun đã được công nhận trên giấy tờ chứ không còn là “bất thành văn”. Đó là gần như tất cả giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người Tà Mun ở Tây Ninh và Bình Phước đều ghi chữ “Tà Mun” trong phần dân tộc, bởi không người Tà Mun nào muốn nhận mình là người S’Tiêng khi đi làm giấy tờ.
Không chỉ các giấy tờ hiện tại, già làng Lâm Bế ở Suối Đá còn cho chúng tôi xem thẻ căn cước do chính quyền Sài Gòn cấp trước năm 1975 cũng ghi dân tộc Tà Mun. Ông Huỳnh Văn Diệu cũng xác nhận ở xóm Tà Mun Ninh Đức từ năm 1963 đã có trường tiểu học cộng đồng mang tên Tà Mun (nay là Trường tiểu học Ngô Quyền) do chính quyền Sài Gòn xây dựng. “Như vậy có thể thấy tục danh Tà Mun đã có từ rất lâu và được xác nhận bằng những văn bản chính thống” - ông Diệu nhận định.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lù Văn Que - chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân tộc của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN - cho rằng phải nhanh chóng có những công trình khoa học để xác định nguồn cội của người Tà Mun. Bởi những thông tin trên cho thấy người Tà Mun có ngôn ngữ và một nền văn hóa khá khác biệt với người S’Tiêng. Sau khi xác định rõ tục danh, sẽ lấy ý kiến cộng đồng người Tà Mun trước khi có thể công nhận họ là một dân tộc riêng. Ông Lù Văn Que cho rằng vấn đề nhận thức khác nhau về tên gọi của người Tà Mun không phải là cá biệt trong cộng đồng dân tộc VN. Và Hội đồng tư vấn dân tộc đã có đề xuất đến Chính phủ để xem xét lại việc này.
Nhiều công trình nghiên cứu
Lật lại tư liệu, câu hỏi “có hay không tộc người Tà Mun?” từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu cất công tìm câu trả lời. Trước năm 1975, Viện Viễn Đông bác cổ (EFEO) của Pháp đã từng liên hệ với chính quyền sở tại để nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Tà Mun. Tuy nhiên, tác giả của công trình khoa học này đã qua đời khi đang nghiên cứu dang dở và không còn được lưu trữ trong văn khố của chính quyền cũ. Ông Võ Hòa Minh - chánh văn phòng Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Tây Ninh, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thành phần dân tộc Tà Mun - cho biết hiện đang tìm kiếm lại công trình nghiên cứu dang dở này nhưng chưa tìm thấy.
Sau đó vào đầu thập niên 1980, nhà ngôn ngữ học người Mỹ D.Thomas và năm 1990 GS.TS M.V.Kriukov (người Nga) cùng GS Trần Tất Chủng cũng đã có hai công trình nghiên cứu về nguồn gốc tộc người Tà Mun. Cả hai công trình này đều khẳng định người Tà Mun không có mối quan hệ với người S’Tiêng. D.Thomas cho rằng người Tà Mun là một nhánh, có họ hàng với người Châu Ro được người Pháp đưa từ lưu vực sông Đồng Nai qua thượng nguồn sông Bé sinh sống từ đầu thế kỷ 20. Còn GS.TS M.V.Kriukov và GS Trần Tất Chủng trong công trình đăng trên tạp chí Dân Tộc Học số 2 năm 1990 cho rằng: Người Tà Mun đã bị mất mối liên hệ cộng đồng với tộc gốc của mình và trong quá trình di cư đã chịu ảnh hưởng của người Khmer.
Các công trình nghiên cứu sau đó về lễ hội, địa chí, âm nhạc dân gian của ngành văn hóa hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước cũng khẳng định phong tục tập quán, âm nhạc và đặc biệt là ngôn ngữ của người Tà Mun có nhiều khác biệt với người S’Tiêng. Một số điểm tương đồng với người Khmer xuất hiện sau này là do quá trình cộng cư tạo nên.
{Nguồn: Tuoitre.vn)


Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Nữ sinh lớp 4 bị bạn đâm thủng mắt, khóc suốt 2 giờ, cô giáo lạnh lùng: "Ai bảo mày quay xuống", liệu có xứng đáng là một giáo viên?

(23/12/2016) Muốn chửi rách mặt cô giáo này luôn, còn lương tâm không nữa. Thấy người bình thường khóc đã sốt ruột rồi, đây còn là học trò của mình nữa. Nói câu vô cảm kia thì chỉ muốn đuổi việc quách cho xong. 

Theo lời một người cô của cháu Yến N. thì vào thứ 6 (ngày 17/12/2016), trong lúc đang học trong lớp, cháu Yến N. có đùa nghịch với các bạn thì bị bạn cùng lớp phi bút cắm vào mắt. Lúc này, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A là cô Bùi Thị Thanh L. đang đứng lớp nhưng không có biện pháp xem xét vết thương và đưa ra hướng xử lý đối với tai nạn cháu gặp phải.

Nói về điều này, chị Mộc Lam (cô của cháu) bức xúc: “Lúc thấy cháu khóc thì cô còn lạnh lùng nói rằng “ai bảo mày quay xuống” đồng thời không xuống dưới bàn học kiểm tra xem cháu ra sao”.

Chưa hết, chị Mộc Lam còn viết: “Đến lúc đau quá không chịu được, cháu tiếp tục gục xuống bàn để khóc lóc, lúc này các bạn cùng lớp xúm lại nâng đầu cháu lên và hỏi có đau lắm không mà cô giáo vẫn không xuống tận nơi hỏi han cháu xem thế nào. Và cứ thế, cô để cháu khóc suốt 2 tiết học mà không hề hỏi han gì cả”.


Mẹ cháu N., chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung và bà ngoại đang chăm sóc cháu.

Nói thêm về điều này, chị Nguyễn Cẩm Nhung nghẹn ngào: “Tôi đang làm trên Hà Nội, hôm nghe tin cháu gặp nạn như rụng rời chân tay. Đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ khám và kết luận cháu bị thủng nhãn cầu, thủng giác mạc, cháu xem như bị hỏng mắt bên trái rồi”.





(Nguồn: vitalk.vn)


Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

The most significant video 2016!


The same view, the same experience


Source (youtube): Cainer Minato Babyhome channel

A significant video, make anyone came across well have touched. The man in the clip has a great heart, always helping the needy. You should not ignore and watch the video. Help us that this life so much happiness!

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Những thằng nguy hiểm nhất hành tinh! - Tập 1

Cùng xem, cùng cười tươi!



- Xin cho phép tôi đây cười "ha hả" một chút! Chẳng biết từ lúc sinh ra đời đến nay, lại có những người vẻ ngoài ngây thơ, ngẩn ngơ mà có vô bờ mưu kế nguy hiểm... Phải khẳng định rằng họ "lầy" hết chỗ nói! Nếu các bạn xem video trên mà không thể nở một nụ cười thì chắc chắn bạn đã bị "đứt dây thần kinh cảm xúc". 

Chúc mọi người xem vui và luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, sẽ mãi một nụ hoa trên môi hồng!

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Văn tế cá biển miền trung! (Nguồn: chieulang.com.vn)

VĂN TẾ CÁ BIỂN MIỀN TRUNG - Minh Tuyên Bùi 

(Minh Tuyên Bùi viết dựa theo Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc) 


Hỡi ơi !
Cá giạt đất liền, 
Lòng NGƯỜI ai tỏ.
Triệu triệu năm gắn liền với biển, biển trời mình bơi lội thanh tao,
Một phút giạt vào đây, ngàn vạn sinh linh hơn bị bom nguyên tử.
Nhớ linh xưa
Đông đúc sinh sôi,
Giúp người no đủ,
Hiến thân để siêu sinh tịnh độ, giúp cho đời nên hóa kiếp vẫn ung dung
Đang tung tăng giữa chốn trùng khơi, chết tức tưởi ai là người gia hộ;
Tiếng kêu cứu đặc dầy trên các báo, trông tin quan như nắng hạn trông mưa.
Mùi hôi tanh biển chết dọc miền Trung, DÂN chài lưới đang ngày càng đói khổ.
Tàu thuyền giặc ngoài khơi lớp lớp, ai cũng sôi gan;
Đảo của mình chúng đặt tên lửa với đường băng, người người phẫn nộ.
Một mối xa thư đồ sộ, nỡ để ai cõng rắn về nuôi;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, sao dung lũ bẩn hơn dê chó.
Khá thương thay
Vốn kiếp trước tu chưa đắc đạo phải biến thành kiếp cá biển xanh;
Đang yên thân giữa biển an lành, biển xanh thành mộ.
Ra khơi xa thì giặc húc giặc đâm, bao ngư dân bị cướp thuyền bỏ mạng;
Vào trong lộng cá bị phun độc tố, có còn gì để kiếm áo kiếm cơm.
Bao xót xa khi biển đảo của ta giặc đã trú đồn
Cả một vùng hơn nhiễm dioxin... tôm cá tiệt nòi bao giờ mới có.
Than ôi !
Tấc đấc máu xương ông cha đó, bao giờ mới trở về ta
Bát cơm manh áo cuộc đời, chả lẽ phải xin chúng nó?
Ôi!
Đau đớn mấy, mẹ già đói khóc cùng con trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều,
Não nùng thay, vợ thê thảm nhìn chồng, thuyền khô vỡ vật vờ trước ngõ.
Ôi!
Hồn cá chết kêu oan,
Ai người làm sáng tỏ.
Binh tướng nó còn đóng trên đảo đó, biển Đông bốn phía mây đen.
Biên giới đất liền nhà máy nó khoét sâu, ai biết chứa bom mìn hay độc tố.
Hãy kiên quyết đồng lòng xốc tới, kiện và ngăn không cho giặc ác làm càn;
Quyết kiểm tra các vùng đất chúng thuê, nếu cần hủy hợp đồng chẳng để chúng giấu này phun nọ.
Tìm cách đuổi dần cho khỏi nợ, dẫu rằng có thiệt cũng cam;
Trót sai thì tìm cách sửa sai, chẳng lấy thế làm xấu hổ.
Hồn cá, hồn chim vật vã... kêu đòi người phải ra tay
Biển chết, đất cằn đau khổ... không cho chúng phá đất này.
Hỡi ơi
Cầu hồn cá, linh chim siêu thoát
Văn tế này, thay nén tâm nhang.
*
Có tín hiệu vui buộc phải tháo ống xả thải lên, và hỗ trợ cho bà con ngư dân cũng như cá đánh bắt ngoài khơi xa vẫn an toàn và bán được giá.
Nhưng vẫn rất buồn vì sao không dám công bố lý do vì sao cá chết?
Minh Tuyên Bùi

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Nói dối như Cuội (cổ tích Việt Nam)

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng trẻ tuổi tên là Cuội. Từ thuở nhỏ, Cuội mồ côi cả cha lẫn mẹ phải đi ở với chú thím. Hắn ta là tay láu lỉnh, đặc biệt về môn lừa người thì rất thành thạo. Một lão trọc phú ở trong miền nghe tiếng đồn về Cuội tỏ vẻ không tin. Một hôm, hắn cho người gọi Cuội đến và bảo:

– Nghe nói mày lừa người giỏi lắm. Bây giờ tao ngồi ở đây, đố mày lừa tao cho tao ra ngoài cổng thì tao lập tức thưởng cho mày năm quan. Đấy có mọi người làm chứng đấy!

Cuội ta gãi đầu gãi tai đáp:
– Ông ngồi ở đây, lại có đề phòng sẵn thì làm sao mà lừa ông ra ngoài kia được. Nếu ông ra đứng ngoài cổng tôi mới có cách lừa được ông vào nhà.
Nghe nói thế, lão trọc phú chạy ra cổng. Nhưng khi đến nơi, Cuội đã vỗ tay reo:
– Đấy tôi đã lừa được ông ra cổng rồi!
Trọc phú bị tẽn vì thua cuộc đành phải y ước đem tiền cho Cuội.
Nhà chú thím Cuội có nuôi một con lợn béo. Một hôm nhân lúc mọi người đi vắng cả, Cuội gọi người hàng thịt đến nhà bán rẻ con lợn đó lấy tiền tiêu. Cuội chỉ dặn người ấy giấu kín cho mình và xin lại cái đuôi lợn sống. Hắn đã tìm ra được một mưu để nuốt trôi con lợn. Hắn đào một cái lỗ nhỏ ở đám đất gần chuồng lợn, cắm cái đuôi vào đó rồi nện đất rất chặt. Chờ lúc người thím đi làm về, hắn làm vẻ mặt hốt hoảng, nói:
– Thím ơi! Thật là số không may. Ông gì ấy ông bắt mất lợn nhà ta. Nó xuống âm phủ mất rồi.
Rồi Cuội dắt thím ra chuồng lợn, nói tiếp:
– Nó đã xuống cả hai chân sau rồi, chỉ còn cái đuôi, bây giờ thím hãy giữ lấy cái đuôi đừng cho nó xuống mà cũng đừng giật mạnh kẻo đứt mất là hỏng việc. Cháu sẽ lấy thuổng đào đất xung quanh, may chi bắt nó trở về.
Người thím nghe nói tưởng ông gì bắt lợn thật, vừa lo sợ vừa tiếc của, giục Cuội làm nhanh. Cuội lẳng lặng lấy thuổng đào đất. Đất bở ra cái đuôi không kéo tự nhiên rời khỏi mặt đất. Thấy thế hắn la to lên:
– Thôi! Thế là lợn xuống âm phủ mất rồi. Còn làm ăn gì được nữa.
Một hôm, Cuội cùng chú đi chợ. Cuội xách một cái thúng không. Đột nhiên. Cuội chạy lên trước bỏ quá chú một quãng rồi lấy thúng úp một bãi cứt trâu ở dọc đường. Khi người chú vừa đến nơi, Cuội khư khư giữ chịt lấy thúng, bảo:
– May quá! Cháu vừa úp được một con chim ngói to lắm! Nhưng nếu bây giờ thò tay vào bắt thì nó trượt mắt. Vậy chú mau mau về lấy tay lưới giăng chung quanh để bắt cho chắc. Con này mà đánh chén thì tuyệt!
Người chú vốn có máu tham, nghe hắn nói thế tưởng thật, vội vã trở về nhà lấy lưới đến giăng bốn bên thúng rất cẩn thận. Mọi người xúm lại xem rất đông. Nhưng khi Cuội giở thúng ra, ai nấy đều phì cười vì chỉ thấy một bãi cứt trâu, chả có chim đâu cả. Riêng người chú bị Cuội đánh lừa, giận thâm gan tím ruột, bèn không đi chợ nữa, dắt Cuội về đánh cho một trận thừa sống thiếu chết.
Một hôm khác, Cuội cùng chú đang cuốc cỏ ngoài đồng. Trời nắng như thiêu như đốt. Khát quá, người chú bảo hắn về nhà lấy nước mang ra. Vừa đến nhà, Cuội đã làm vẻ hốt hoảng, nước mắt giàn giụa, miệng mếu nói không ra tiếng:
– Khốn khổ lắm thím ơi! Chú bị trâu húc lòi ruột gan ra một đống. Hiện đã tắt thở, còn nằm trên cồn…
Người thím nghe nói chỉ còn biết kêu trời khóc đất rồi bươn bả ra đồng, vừa đi vừa ôm mặt than khóc rất thảm thiết. Cuội ta lại lẻn theo đường tắt, ba chân bốn cẳng chạy ra đồng. Sắp đến nơi, hắn cũng làm bộ đau đớn, bảo chú:
– Chú ơi! Trời hại ta. Thím ở nhà không biết leo trèo thế nào bị ngã từ trên gác xuống, chết tím cả mặt, không một ai biết cả.
Người chú nghe nói, tưởng thật, đấm ngực kêu trời rồi chạy về kêu khóc suốt cả dọc đường. Đến khi hai vợ chồng đâm sầm vào nhau mới biết là thằng cháu ác nghiệt đánh lừa. Hai vợ chồng tức giận điên cuồng bèn đan một cái rọ bỏ Cuội vào rồi một mình chồng vác ra sông định vứt xuống nước.
Đến bờ sông, cuội ta cầu khẩn: – “Cháu có tội với chú thím, chú thím bắt chết cũng đáng. Có điều ở dương gian cháu nói láo kiếm ăn được là nhờ có một quyển sách nói láo bấy lâu nay vẫn gác trên sàn bếp. Nay chú làm ơn nghĩ đến chút tình máu mủ về lấy giùm quyển sách đó đặng cháu mang theo xuống âm phủ kiếm ăn”. Nghe hắn nói có vẻ thảm thiết, người chú tưởng thật, nghĩ bụng, tay hắn mình đã trói, rọ lại buộc chặt không thể trốn đi đằng nào được, bèn tất tả chạy về lấy sách.
Đang ngồi co ro trong rọ bỗng trông thấy một thằng hủi đi qua, Cuội gọi giật lại:
– Này hủi ơi! Tao trước cũng sưng da thối thịt như mày, nhưng trời run rủi cho tao ngồi vào đây, thế rồi tao được người ta đưa xuống nước chạy chữa, rồi lại khiêng lên, bây giờ lành hẳn cả rồi. Mày cứ mở cho tao ra mà xem.
Hủi tưởng thật, mở rọ cho Cuội ra, tấm tắc khen phép chữa mầu nhiệm rồi mừng rỡ nói:
– May cho tôi quá! Thế anh cho tôi ngồi vào đây rồi anh buộc hộ cho tôi với. Có mấy quan tiền xin được nhân thể tôi biếu anh.
Được tự do, Cuội chờ cho hủi vào, buộc rọ lại cẩn thận rồi cầm tiền đi thẳng.
Lại nói chuyện người chú về nhà tìm mãi trên sàn bếp chẳng thấy gì cả, mớt biết là mình lại bị lừa lần nữa, giận quá, hầm hầm trở ra, chẳng nói chẳng rằng đạp rọ lăn xuống sông. Thế là hủi ta mất tích.
Cuội theo dọc sông đến một cái cầu, nhân trời nóng nực mới cởi áo xuống tắm. Mấy quan tiền của hủi cho, hắn sợ để trên bờ có người lấy mất nên mang cả xuống sông. Một ông quan cưỡi ngựa đi qua trên cầu, thoáng thấy có thằng bé lặn ngụp dưới nước, một tay giơ lên cao có cầm cái gì giống như là quan tiền. Quan động lòng tham, dừng ngựa lại hỏi.
– Bé kia, mày làm gì ở dưới đó?
Cuội làm bộ tìm tòi, nói với quan:
– Tôi mang đi cho cha tôi một thỏi vàng, một thỏi bạc và mấy quan tiền, lúc đứng chơi ở cầu không may lỡ lay đánh rơi xuống mất cả. Nay tôi lặn lội tìm chỉ được có mấy quan tiền mà thôi. Giờ tôi mà về, cha tôi thì đánh chết.
Nói đoạn. Cuội hu hu khóc. Ông quan bèn xuống ngựa, cởi quần áo bảo Cuội:
– Mày bước lên mau đi, để tao còn xuống tắm. Cút mau!
Ý của hắn là muốn một mình mò tìm, tìm được thì giấu đi một chỗ để số vàng bạc ấy về tay hắn hưởng. Vừa nói hắn vừa lội xuống nước.
Cuội bước lên bờ vội lấy ngay quần áo của viên quan ra mặc.
Quan hỏi:
– Mày làm gì thế.
Cuội đáp:
– Tôi rét quá, nhờ áo ông mặc đỡ một tý cho ấm.
– Thế tên mày là gì? Quê quán Ở đâu?
– Tôi họ Bái, tên Dưng, ở Bông lông xã, Ba la huyện.
Mặc xong, Cuội chờ lúc quan lặn xuống nước, lên ngựa phi nước đại. Viên quan lặn tìm mấy lần không thấy gì cả, nhìn lên bờ thì đã mất cả ngựa lẫn áo quần. Biết là bị thằng bé đánh lừa, hắn vừa tức giận vừa hoảng hốt. Cuối cùng hắn dùng mấy cái đồ rách của Cuội bỏ lại, che tạm hạ bộ để chạy đi tìm Cuội. Gặp ai hắn cũng hỏi: – “Có thấy tên Bái Dưng vừa chạy qua đây không?” Nghe hỏi thế mọi người chỉ tủm tỉm cười. Mãi đến khi gặp một người đàn bà, người này đồ hắn là một tên vô lại chọc ghẹo mình, mới quay lại mắng cho một trận. Hắn biết là dại, đành phải im mồm, rồi sau đó nuốt giận lần về nhà.
Lại nói chuyện Cuội phi ngựa về nhà chú thím. Cả hai vợ chồng, nhất là người chồng rất lày làm ngạc nhiên không hiểu tại sao mình đã xô nó xuống sông hai năm rõ mười, thế mà bây giờ nó lại trở về được mà lại ăn mặc đàng hoàng như kia. Hỏi thì Cuội tươi cười đáp:
– Cháu xuống dưới ấy gặp được tất cả mọi người: ông, bà, cha, mẹ, nội ngoại đầy đủ. Cha mẹ cháu giàu có lớn lắm. Nhưng cháu nhớ chú thím quá nên chọn lấy một bộ quần áo, một con ngựa và ít quan tiền trở lên trên này.
Rồi Cuội lại nói thêm:
– Ông bà vẫn nhớ chú thím lắm đấy và có dặn cháu mời chú thím xuống chơi!
Hai vợ chồng người chú nghe nói mừng quá, hỏi Cuội:
– Chúng tao xuống có được không? Cuội trả lời:
– Có khó gì đâu, chú thím cứ làm rọ y như lúc cháu xuống. Nhưng cháu thì không vác nổi đâu, phải mang ra bờ sông, chui vào rọ rồi cháu sẽ lăn xuống thôi!
Người chú vội vàng đan hai chiếc rọ đem ra bờ sông. Đoạn người chú chui vào một chiếc bảo nó buộc chặt lại, vứt xuống. Thấy tăm nước sủi lên sùng sục, Cuội vỗ tay reo:
– A ha! Chú đang lấy đấy!
Nghe nói thế người thím giục Cuội rối rít:
– Cháu cho thím xuống ngay đi!
Người thím lại chui vào rọ để cho Cuội vứt luôn xuống sông. Thế là từ đó Cuội thừa hưởng cơ nghiệp của chú thím để lại.
Nhưng Cuội ăn chơi loang toàng chả mấy chốc đã bán hết gia tư điền sản. Hắn muốn đi chơi một phen cho thật xa, bèn sắm sửa lương thực rồi một hôm bỏ nhà ra đi.
Cuội đến một vùng rừng núi trùng điệp. Ở đây có rất nhiều voi, Cuội bèn nghĩ kế bắt cho được một con. Hắn ta đào một cái hố rất rộng và rất sâu ở chỗ voi hay qua lại. Trên miệng hố có bắc tre nứa lát phên và ghép cỏ rất khéo. Quả nhiên sau đó ba hôm có một con voi bị sa hố đầu chúc xuống dưới, đít chổng lên trời, không cựa quậy được. Cuội dùng đất lấp voi lại chỉ chừa có cái lỗ đít. Và khoét đít voi thành một cái lỗ lớn hơn, rồi cứ để yên tại đó, chỉ thỉnh thoảng đến trông chừng. Hắn bụng bảo dạ: – “Rồi ta sẽ có một con voi biết bay, đi chu du thiên hạ!”.
Sau khi voi chết, quạ và diều ngửi thấy mùi thịt liền rủ nhau tới ăn. Chúng nó chui qua lỗ đít tiến sâu vào thân con voi để rỉa lân thịt ở trong đó. Trước còn năm con mười con, sau dần dần có hàng trăm con ngày ngày chui vào chén thịt và lòng rất thỏa thích. Cuội ta chờ đến lúc thịt voi đã gần kiệt, rình khi chim chóc chui vào khá nhiều: mới thình lình đút nút đít voi lại.
Thế rồi Cuội đào đất lên cho cái xác da voi nằm ngay ngắn. Hắn cưỡi lên lưng, dùng gậy đánh nhẹ ở dưới bụng voi. Tự nhiên bầy chim ở trong cái xác da voi bay vụt cả lên, mang cái xác da voi và Cuội lên trời.
Cái xác da voi hay giữa không trung qua những núi dài sông rộng làm cho Cuội nhìn không chán mắt. Cuội cứ để cho bay mãi suốt ngày. Cuối cùng nhìn thấy một kinh thành rộng lớn, trong đó nhà ngói san sát, người qua lại đông không biết bao nhiêu mà kể. Cuội muốn xuống xem thử cho biết. Hắn vỗ mấy cái trên lưng voi, chim chóc thấy động phía trên thì sợ hãi xếp cánh không bay nữa. Cái xác da voi từ từ hạ xuống. Nó rơi xuống trúng giữa sân rồng có các quan đang làm lễ bái mạng.
Nhà vua và tất cả triều thần thấy có một người cưỡi voi từ trên trời xuống thì kinh hãi bội phần, vội vàng sụp xuống lạy Cuội như tế sao. Họ đón Cuội như đón một vị thần vừa giáng hạ. Nhà vua thân đưa Cuội vào nội điện và không dám ngồi ngang hàng.
Cuội sung sướng hưởng những cỗ bàn lễ vật của mọi người đem dâng. Khi nghe Cuội nói đến sự màu nhiệm của con vật, nhà vua cất tiếng run run hỏi: – “Ngài có thể cho quả nhân cưỡi lên voi đi ngắm cảnh gấm vóc trong thiên hạ được chăng?” Cuội đáp: – “Được lắm, nhưng cần phải làm hai việc: một là nhà vua phải thay đổi áo quần cho tôi, vì con vật nó hay lạ hơi người, hai là khi ra giữa biển phải nhớ mở cái nút đằng sau cho nó uống nước”.
Không một ai ngăn cản được lòng ham muốn của nhà vua. Cuối cùng cái xác da voi đưa vua lên không trung. Ra giữa biển, vua nhớ tới lời Cuội dặn, mở nút đằng đít để cho voi giải khát. Lũ quạ và diều mấy lâu bị giam cầm, nay thấy có chỗ hở lục tục bay ra tất cả. Cái xác da voi rơi xuống biển và chả mấy chốc nhà vua đã lọt vào bụng cá. Còn Cuội mặc áo hoàng bào lên làm vua nước ấy.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Dân mạng Việt phẫn nộ sao Trung Quốc đăng hình "đường lưỡi bò"

Bức ảnh này đang được bạn trẻ sử dụng để thay ảnh đại diện trên Facebook..

Hàng loạt các nghệ sĩ, dân mạng Việt lên tiếng phản đối, thậm chí trang chuyên dịch phim, truyện Hoa ngữ tuyên bố ngừng hoạt động để bày tỏ sự phẫn nộ khi các sao Trung Quốc phớt lờ phán quyết 'đường lưỡi bò' của tòa quốc tế.

Ngày 12.7, Toà trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) đưa ra phán quyết cuối cùng: “Bắc Kinh không có ‘quyền lịch sử’ ở Biển Đông", bác bỏ “đường lưỡi bò” hay còn gọi "đường chín đoạn" trên Biển Đông.
Chỉ một ngày sau phát quyết này, 13.7, nhiều nghệ sĩ lớn của Trung Quốc như Triệu Vy, Lưu Diệc Phi, Huỳnh Hiểu Minh, Phạm Băng Băng, Lục Tiểu Linh Đồng (Tôn Ngộ Không), Dương Mịch, Lưu Thi Thi… đồng loạt đăng tải chia sẻ hình ảnh “đường lưỡi bò” có họa tiết quốc kỳ Trung Quốc với nội dung: “Đây mới là Trung Quốc, một chút cũng không thể thiếu!” lên mạng xã hội Weibo.
Hình ảnh gây phẫn nộ của nghệ sĩ Trung Quốc trên trang Weibo..

Việc làm của các nghệ sĩ, những gương mặt vốn được giới trẻ Việt biết đến, yêu thích trong nhiều năm qua, khiến người dùng mạng xã hội ở Việt Nam phẫn nộ.
NSƯT Thành Lộc: "Tôi không chấp nhận!"
Là một nghệ sĩ danh tiếng, một  dân mạng có ảnh hưởng trên mạng xã hội, NSƯT Thành Lộc kêu gọi bạn trẻ, người hâm mộ hãy trao gửi tình yêu cho các thần tượng một cách tỉnh táo!
Anh kêu gọi mọi người càng phải nâng cao ý thức bảo vệ những giá trị văn hoá Việt, thể hiện lòng tự tôn với dân tộc. Đặc biệt, "mỗi nghệ sĩ Việt trước hết phải là một công dân Việt”.
Nghệ sĩ Thành Lộc cho biết thêm, trong quá trình làm nghề anh đã gặp nhiều tình huống khá “nhạy cảm” liên quan đến nghệ thuật và chính trị. Song bản thân là một người nghệ sĩ, anh luôn giữ mình sáng suốt để có những hành xử thích hợp.
Nghệ sĩ Thành Lộc giữ vững quan điểm về cách tiếp nhận văn hóa, nghệ thuật Trung Quốc

Trang dịch phim, truyện Trung Quốc dừng hoạt động
Không chỉ Thành Lộc, nhiều dân mạng khác, nghệ sĩ Việt khác đã có phản ứng trước hành động trên của Trung Quốc cùng các nghệ sĩ của họ. Hoa hậu Phạm Phương, ca sĩ Thu Minh, MC Phan Anh đồng loạt đăng tải bức ảnh “đường lưỡi bò” nhưng thay vì in nguyên lá cờ Trung Quốc như các sao nước này đã làm, người Việt giữ hình ảnh đồng thời thêm chữ “No”! (Không - hàm ý phản đối)
MC Phan Anh yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế ..

Bức ảnh này cũng đang được bạn trẻ sử dụng để thay ảnh đại diện trên Facebook hàng loạt.
Bên cạnh đó, nhiều Fanpage hâm mộ nghệ sĩ Trung Quốc tại Việt Nam, trang dịch truyện, chuyển ngữ phim do nhóm bạn trẻ người Việt sáng lập và điều hành đã tuyên bố đóng cửa, ngừng mọi hoạt động… để bày tỏ thất vọng và phản đối việc làm của một số sao Hoa ngữ, người nổi tiếng Trung Quốc đã dùng sức ảnh hưởng cá nhân để tuyên truyền các vấn đề chính trị.
Hoa hậu Phạm Hương cũng nêu quan điểm của cô..

Quản trị một trang phim trực tuyến viết trên Fanpage: “Sau sự kiện ngày 12.7, các nghệ sĩ, ‘idol’ quốc tịch Trung Quốc đều đồng loạt chia sẻ bài ủng hộ ‘đường lưỡi bò’ là của Trung Quốc. Trong vai trò người quản trị diễn đàn, tôi rất sốc. Tôi thông báo trang tạm thời không đăng tin gì về phim ảnh Trung Quốc với quan điểm: Im lặng là phản đối chứ không phải đồng tình”.
{Nguồn: thanhnien.vn}