Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

"Bống Bống Bang Bang" của nhóm 365Daband bất ngờ chiếm ngôi siêu hit của Sơn Tùng M-TP

  [M-news]   Trong danh sách những MV hot nhất 2016 không thể bỏ qua đến những cái tên quen thuộc như: Sơn Tùng M-TP, Phan Mạnh Quỳnh, Noo Phước Thịnh...
Ca khúc hay nhất năm 2016 - Tương Tư! [Sing My Song Vietnam]
            Ông lão nghèo nuôi Trâu bỏ 7 tỉ để mua Lamborgini! 


      Những ngày cuối năm 2016 MV Bống Bống Bang Bang của nhóm 365 đã bất ngờ tăng lượt xem một cách chóng mặt vượt qua MV Chúng Ta Không Thuộc Về Nhau của Sơn Tùng M-TP.
Bống bống bang bang ra mắt vào tháng 6.2016 với sự thể hiện với 4 chàng trai nhóm 365. Đây là ca khúc chủ đề của bộ phim Tấm cám – Chuyện chưa kể và cũng là một trong những sản phẩm đánh dấu sự nghiệp của nhóm 365 trước khi các thành viên tan rã.

Giống như thành công của Tấm Cám, Bống bống bang bang gây bất ngờ với thành tích ngoài mong đợi khi đạt 90 triệu lượt xem sau 4 tháng ra mắt. Đặc biệt hơn, tính tới hiện tại đã hơn nửa năm nhưng lượt xem MV vẫn không có dấu hiệu suy giảm khi mỗi ngày MV vẫn tăng thêm khoảng hơn 1 triệu lượt xem và nhanh chóng vượt qua siêu hit Chúng Ta Không Thuộc Về Nhau của Sơn Tùng M-TP.

      Ca khúc Bống Bống Bang Bang gây ấn tượng với giai điệu vui nhộn, nội dung gần gũi vì lấy ý tưởng từ câu chuyện cổ tích đã quá quen thuộc khán giả Việt Nam về một gia đình có hai chị em tên Tấm và Cám, Tấm siêng năng bắt tôm tép còn Cám thì ham chơi lại hay ăn hiếp Tấm. Bài hát còn có câu nói quen thuộc của Tấm khi cho cá bống ăn. Dự đoán ca khúc hit "Bống bống bang bang" sẽ cán mốc 100 triệu lượt xem, sẽ là MV đầu tiên của nhóm nhạc nam VN chạm ngưỡng, một thành công vang dội.

         


    Dưới đây là 10 clip ca nhạc được xem nhiều nhất tại Việt Nam trong năm 2016 tính tới thời điểm hiện tại (giảm dần theo số lượt xem):
1. “Bống bống bang bang” – 365Daband – 91 triệu lượt xem
2. “Chúng ta không thuộc về nhau” – Sơn Tùng M-TP – 88,4 triệu lượt xem
3. “Phía sau một cô gái” – Soobin Hoàng Sơn – 71,2 triệu lượt xem
4. “Đếm ngày xa em” – Only C và Lou Hoàng – 48,1 triệu lượt xem
5. “Cause I love you” – Noo Phước Thịnh – 46,3 triệu lượt xem
6. “Hãy ra khỏi người đó đi” – Phan Mạnh Quỳnh – 45,7 triệu lượt xem
7. “Yêu một người có lẽ” – Lou Hoàng và Miu Lê – 35,7 triệu lượt xem
8. “Trái tim em cũng biết đau” – Bảo Anh – 35,7 triệu lượt xem
9. “Ngốc” – Hương Tràm -33,5 triệu lượt xem
10. “Liên khúc tình nghèo có nhau – Sầu tím thiệp hồng” – Lưu Ánh Loan và nhiều ca sỹ – 28,7 triệu lượt xem

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Ca khúc lãng mạn và "đầy cảm xúc" nhất năm 2016 - Tương Tư! [Sing My Song Vietnam]

      XHVĐS- 31/12/2016.

      Trong những ngày của tháng 12 năm 2017, có lẽ ai cũng biết ca khúc "Tương tư" của anh chàng "thơ ca" Cao Bá Hưng. Tuy trẻ tuổi nhưng là tài năng hiếm có trong chương trình Sing My Song. Chỉ với bài hát "Tương tư" đã khiến 4 vị huấn luyện viện "gạt cần" ngay lập tức và có cuộc "tranh giành" đôi bên giữa nhạc sĩ Đức Trí và nhạc sĩ Lê Minh Sơn.

      Ca khúc được "dệt" từ cảm xúc, nỗi niềm đơn phương của một người con trai đêm ngày mong người con gái hiểu tấm chân tình của mình. Đặc biệt, ca khúc được phổ từ thơ và đây là bài thơ "Tương tư" do Cao Bá Hưng sáng tác theo thể lục bát.


      Những câu từ đầy ưu tư ở phía trên đã trở thành "chất liệu ca từ" của bài hát... Một đoạn rap trong ca khúc được Bá Hưng biểu diễn phong cách không giống các rapper khác với một chiếc quạt khiến nhìn cậu rất thư sinh. Có thể nói bài hát "Tương tư" xứng đáng là ca khúc lãng mạn và "đầy cảm xúc" nhất của năm nay.


                                     

  
    Ngoài bài hát "Tương tư" còn có ca khúc "Kiều" được anh chàng sáng tác và có nhiều bạn trẻ yêu thích. "Kiều" được nhạc sĩ đầy tài năng sáng tác lấy cảm hứng từ nàng Thúy Kiều nhan sắc tuyệt trần nhưng có cuộc đời đắng cay. 







Xã hội và đời sống blog


Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Người Tà Mun sẽ là dân tộc thứ 55 của Việt Nam?

MT&ĐS – Người Tà Mun cho rằng, mình không liên quan gì tới người Stiêng, Khmer, Chơ Ro nên mong muốn được công nhận là dân tộc riêng.
Tại hội thảo “Nghiên cứu thành phần tên gọi người Tà Mun” do Viện Dân tộc thuộc ủy ban Dân tộc Trung ương tổ chức ngày 8/10 tại Bình Phước, ông Điểu Hơn, trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, cho biết các cơ quan chức năng mong sớm có sự công nhận tên gọi đối với tộc người Tà Mun theo đúng tiêu chí, quy định, đặc biệt là cơ sở khoa học đối với tộc người Tà Mun ở Bình Phước. Nếu điều đó trở thành hiện thực, thì Việt Nam sẽ có tên của dân tộc thứ 55.
Mọi người cùng chúc Tết người Tà Mun tại nhà Chủ tịch Hội đồng già làng Lâm Tăng (người thứ 2, bên phải)

Khó xác định nguồn gốc
Sau một chặng đường dài, vượt gần 200 km từ TP. HCM, chúng tôi lên tới xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản, Bình Phước đã hơn 11h trưa. Trước khi đi, bà Thạch Thị Hạnh, Phó Chủ tịch xã Tân Hiệp căn dặn: “Dù từ đây tới chỗ ở của người Tà Mun khoảng hơn 2 km nhưng đường khó đi lắm nhé”. Quả thật, con đường trải nhựa đã xuống cấp, xe máy cứ lao xuống, nhồi lên trong những ổ voi, ổ gà. Hỏi thăm đường đến nhà Hội đồng già làng, chúng tôi được một anh thanh niên người Tà Mun dẫn đi. Đến nơi, thấy trong nhà có một số người đang chuẩn bị ăn cơm.
Tôi nói lý do, xin gặp Chủ tịch Hội đồng già làng, một người đàn ông lớn tuổi nói: “Anh đến ngay ngày Tết của người Tà Mun (1/9 âm lịch). Nhà đang chuẩn bị bữa cơm trong ngày mồng 1 (ngày Tết đầu tiên trong ba ngày của đồng bào người Tà Mun. Tương đồng với Tết Sa uônul – Côka muônul của người Tà Mun ở Tây Ninh). Anh vào đón tết cùng với gia đình chúng tôi cho vui. Không ngần ngại, chúng tôi vào và được ông cùng một số người thân, bạn bè thiết đãi thịnh tình”.
Dù là Tết của người Tà Mun (Ol Cau) nhưng trong mâm cơm, chúng tôi không thấy một sản vật nào của tộc người này. Vẫn là canh khổ qua nhồi thịt hầm, thịt heo luộc, chả chiên, hủ tiếu xào, lẩu và uống rượu trắng hoặc bia. Những món ăn, uống quen thuộc của người Việt.
Đem thắc mắc này hỏi, ông Lâm Tăng (SN 1956), Chủ tịch Hội đồng già làng cho biết: “Cuộc sống của người Tà Mun đã thay đổi rất nhiều, mọi thứ đã giống như người Kinh. Trước đây thì có nhiều nét văn hóa khác. Ví dụ như người Tà Mun theo chế độ mẫu hệ nên các chàng trai phải đi ở rể. Còn ngày nay thì con gái theo chồng hoặc ở lại nhà cũng được. Nhà tôi có 7 đứa con thì đã có 3 cô con gái đều đi lấy chồng và ở với nhà chồng rồi”.
Khi hỏi về nguồn gốc của tộc người mình, ông Lâm Tăng cũng không rõ gốc gác cụ thể là ở đâu, chỉ biết người Tà Mun đã tồn tại cả trăm năm, trải qua bốn đời tại khu vực Bình Phước, Tây Ninh. Còn theo bà Thạch Thị Hạnh thì bà con dân tộc Tà Mun đã sinh sống tại địa phương này từ nhiều đời. Trong những năm tháng chiến tranh, một số hộ dân đã chuyển đến huyện Tân Biên (Tây Ninh) để sinh sống và lập nghiệp. “Một số nghiên cứu ở Tây Ninh và Bình Phước còn cho thấy, người Tà Mun ở Tây Ninh chuyển qua Bình Phước sinh sống.
Theo các cụ già Tà Mun ở Tây Ninh thì nguồn gốc của người Tà Mun ở đây có gốc ở Sóc 5, Võ Tùng, Võ Dật. Một số người cho biết địa danh Võ Tùng, Võ Dật ở Long Thành, Đồng Nai. Đây là nơi ở từ xa xưa đến ngày nay của một số nhóm người Chơ Ro (hay còn gọi Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng)”, ông Huỳnh Thanh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết.
Ông Điểu Thiệt (SN 1960, sống tại ấp 3, xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản, có cha người Tà Mun, mẹ người Stiêng) cho biết, theo lời cha ông (SN 1903) kể lại, gốc người Tà Mun là người Chơ Ro. Từ Gia Kiệm, Định Quán, tỉnh Biên Hòa (nay là huyện Tân Phú, Định Quán, tỉnh Đồng Nai) chạy lạc từ thời Pháp về khu vực Hớn Quản sinh sống. Ông Lâm Lắm, người Tà Mun (ngụ ấp Sóc 5, Tân Hiệp, Hớn Quản) cũng xác nhận rằng, có nghe kể lại người Tà Mun và người Chơ Ro là một.
Theo Giấy chứng nhận sắc tộc do chính quyền sở tại cũ cấp, một số người Tà Mun ở ấp Sóc 5 có nguồn gốc từ Biên Hòa. Theo TS. Nguyễn Thành Ức, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển văn hóa dân tộc thì vào những năm 30 của thế kỷ XX, một bộ phận người Chơ Ro bị thực dân truy nã vì đã chống lại chủ đồn điền cao su. Họ đã phải di cư đến sống với người Stiêng và Khmer ở Bình Long, tỉnh Bình Phước. Nay gọi là người Tà Mun.
Từ những thông tin trên, ông Huỳnh Thanh cho rằng, rất nhiều khả năng nhóm người Tà Mun ở Bình Phước cũng như ở Tây Ninh và Bình Dương có nguồn gốc từ người Chơ Ro ở Đồng Nai. Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho biết thêm: “Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về truyền thống lịch sử, đời sống, văn hóa, phong tục tập quán kinh tế – xã hội của nhóm người Tà Mun xã Tân Hiệp và mối quan hệ của họ với người Chơ Ro ở Đồng Nai, người Stiêng, Khmer để xác định tộc danh, thành phần dân tộc của họ một cách chính xác”.
Người tà Mun còn có Tết cúng miễu 1 năm 2 lần vào ngày 16/5 (cúng mùa) và 16/11 (thu hoạch vụ mùa). Đồng bào Tà Mun thờ đa thần, thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ trời, các thần rừng, thần rẫy, thần đất (Ảnh: Miễu của người Tà Mun tại Sóc 5)

Nền văn hóa truyền miệng độc đáo
Người Tà Mun ở Bình Phước tự gọi mình là Tà Môl. Họ cho rằng, người Tà Mun không có liên quan gì với người Stiêng và người Khmer mà là một tộc người riêng biệt. Trong quá trình phát triển, người Tà Mun vẫn bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của mình. Sử dụng ngôn ngữ Tà Mun trong giao tiếp cũng như dạy cho con cháu ngôn ngữ của tộc người. Con cháu ông Lâm Tăng, cũng như các gia đình khác đều nói tiếng Tà Mun bên cạnh tiếng phổ thông.
Theo khảo sát của Ban dân tộc tỉnh Bình Phước thì cộng đồng các dân tộc trên địa bàn xã Tân Hiệp, Đồng Nơ của huyện Hớn Quản (Kinh, Hoa, Khmer, Stiêng, Tày, Chăm) đều gọi nhóm người này là Tà Mun, chứ không gọi là Stiêng hay Khmer. Các cộng đồng dân tộc ở đây đều cho rằng nhóm người Tà Mun là một tộc người riêng biệt, chứ không thuộc nhóm dân tộc nào ở đây.
Ông Thanh cho biết, tiếng nói của người Tà Mun thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với ngôn ngữ của người Chơ Ro, Stiêng, Mạ và ảnh hưởng khá đậm của ngôn ngữ Khmer. Người Tà Mun ở Bình Phước chưa có chữ viết nên truyền thống văn hóa, lịch sử được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Do đó nhiều phong tục, tập quán, tri thức lịch sử đã thất truyền.
Ông Lê Xuân Thọ, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân Hiệp cũng chia sẻ, do không có chữ viết nên rất khó khăn trong việc giữ gìn văn hóa, truyền thống của tộc người. Thêm vào đó, hiện các dụng cụ lao động sản xuất, sinh hoạt của người Tà Mun cũng không còn nhiều. Theo nguồn tin của phóng viên báo Người Đưa Tin thì còn vài người tâm huyết đã sưu tầm được khoảng 4, 5 loại dụng cụ đặc trưng của dân tộc Tà Mun.
Ông Lâm Tăng cho biết thêm, do quá trình du canh, du cư và chiến tranh loạn lạc nên không ai biết để bảo quản các vật dụng ấy. Thời còn chiến tranh, mọi người phải bỏ làng, bỏ xóm chạy vào rừng trốn, chỉ mong sao giữ lại mạng sống. Có ai nghĩ sẽ giữ lại các vật dụng lao động, sinh hoạt cho đời sau để tìm hiểu, nghiên cứu đâu. Còn sau này, mọi người hòa nhập với cuộc sống hiện đại, nên các vật dụng không phù hợp đã bán ve chai hết rồi.
Từ lâu đã được địa phương chứng nhận tên dân tộc riêng?
Ông Huỳnh Thanh cho biết, theo số liệu điều tra thống kê các thành phần dân tộc thiểu số trên địa bàn, tỉnh Bình Phước có 40 dân tộc thiểu số sinh sống, không có tộc danh Tà Mun. Nguyên nhân, tên gọi Tà Mun không có trong bảng Danh mục 54 thành phần dân tộc Việt Nam được Tổng cục Thống kê công bố năm 1979. Mặt khác, về phong tục, tập quán, tiếng nói khá tương đồng với dân tộc Stiêng nên nhóm Tà Mun được xếp vào dân tộc Stiêng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương xã Đồng Nơ trước đây và Tân Hiệp hiện nay, cũng như công an huyện Bình Long trước đây và Hớn Quản ngày nay đều sử dụng, xác nhận thành phần dân tộc của nhóm người này là Tà Mun trong các văn bản, giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu, Giấy Khai sinh, Giấy Đăng ký kết hôn, Hương ước. Hiện nay đồng bào Tà Mun sống tập trung tại ấp Sóc 5 với 202 hộ/961 khẩu. Số còn lại gồm 332 hộ/182 khẩu sống rải rác tại các ấp 7, 8, 9, 10, Bàu Lùng, Tân Lập.
{Nguồn: moitruongvadoisong.vn}


Tìm cội nguồn người Tà Mun tại Việt Nam!



TT - Viện Dân tộc (thuộc Ủy ban Dân tộc) vừa tổ chức những cuộc hội thảo ở Tây Ninh và Bình Phước để tìm câu trả lời: có hay không tộc người tên Tà Mun - dân tộc thứ 55 ở Việt Nam?



 
Già làng Lâm Bế kể lại kí ức những ngày di cư từ sóc Năm về Tây Ninh




 Câu hỏi ấy đã thúc giục chúng tôi tìm về nơi có người Tà Mun sinh sống, tộc người có thể sẽ là những “người em út” trong đại gia đình dân tộc VN. Theo hướng núi Bà Đen, chúng tôi về vùng Suối Đá ở H.Dương Minh Châu, Tây Ninh để đến một trong những xóm Tà Mun đông đúc nhất thuộc ấp Tân Định II. Ven con đường mịt mờ đất đỏ, xóm của người Tà Mun dù chỉ non trăm nóc nhà nhưng từ lúc được dời ra ở đại ngàn thượng nguồn con sông Bé nay đã gần một thế kỷ vẫn chưa bao giờ bị lẫn với phum, sóc hay xóm làng nào khác. Xóm luôn được phủ xanh bởi những bụi tầm vông sum sê đặc trưng quanh những nóc nhà người Tà Mun.
"Bây giờ người Tà Mun vẫn còn giữ được tiếng nói, giữ được ngày tết của mình... Nhưng so với hồi trước thì đã mai một đi nhiều, hồi xưa ăn tết bảy ngày, giờ chỉ còn ba ngày vì nhiều tục lệ đã bị quên dần. Nếu cái tên Tà Mun mà còn bị lẫn lộn thì con cháu Tà Mun sau này rồi sẽ không biết mình là người Tà Mun, không còn nhớ về quê cũ sóc Năm..."

Di cư từ rừng già
Già Lâm Bế - già làng Tà Mun ở vùng Suối Đá - đón chúng tôi bằng bữa cơm tươm tất khi người Tà Mun đang chuẩn bị đón Tết Saunco Khamun sẽ diễn ra vào ngày đầu tháng 9 âm lịch, được coi như tết năm mới. Già bắt đầu câu chuyện bằng một thắc mắc mà lâu rồi không ai trả lời cho người Tà Mun: “Tết này chỉ có Tà Mun ăn, người S’Tiêng đâu có, người Khmer thì ăn tết hồi tháng ba. Vậy mà Tà Mun mình cứ bị gọi là S’Tiêng, thiệt kỳ”.

Và ăn tết không phải là chuyện “kỳ” duy nhất theo cách nói của già Lâm Bế. Già kể tuy được coi là người S’Tiêng, nhưng người Tà Mun nói gì thì người S’Tiêng không nghe được, người Khmer cũng không ai hiểu được. Thứ ngôn ngữ ấy của người Tà Mun, theo già Bế, chỉ có những người “được gọi là S’Tiêng” ở sóc Năm, xã Tân Hiệp, huyện Hớn Quản (Bình Phước) là nghe được. Vì đó chính là những họ hàng ruột thịt, là nơi đời ông bà của những người Tà Mun ở Tây Ninh từng sinh sống hồi đầu thế kỷ 20.
Sợi dây máu mủ với vùng sóc Năm xa xôi ấy của người Tà Mun ở Tây Ninh bây giờ không còn nhiều người Tà Mun nhớ một cách đầy đủ. Nhưng bà Lâm Thị Bê, một cụ bà Tà Mun đã gần thất thập ở xóm Tà Mun Ninh Đức (Ninh Thạnh, thị xã Tây Ninh), thì vẫn nhớ như in. Bà nhớ là bởi cha mình, ông nội mình chính là những người Tà Mun đầu tiên rời cái sóc bé nhỏ nơi thượng nguồn sông Bé này để dắt díu nhau về tạo lập thành cộng đồng Tà Mun ở Tây Ninh bây giờ.
Đó là những năm 1920, cha và ông nội bà Lâm Thị Bê cùng một vài trưởng lão người Tà Mun trên đường đi đóng thuế cho Pháp ở cầu Quan (Tây Ninh) gặp lúc đói khát thì được đức hộ pháp Phạm Công Tắc - giáo chủ đạo Cao Đài - cho cơm ăn và tá túc qua đêm tại một lán trại trong cánh rừng Ninh Thạnh mà ngày nay chính là tòa thánh Cao Đài. Được giáo chủ đối đãi tử tế, nhóm người Tà Mun ấy đã về sóc Năm dắt díu gia đình Tà Mun rời quê hương về Ninh Thạnh giúp đạo Cao Đài xây dựng cơ ngơi. Đàn ông thì hạ cây, phụ nữ thì cắt tranh, chặt mây..., những công việc đã từng quen tay nơi rừng già ấy đã giúp nhóm người Tà Mun góp công sức vào việc xây dựng tòa thánh. Để ghi công, họ được giáo chủ Phạm Công Tắc cải đạo, lại đặt cho họ Lâm (với dụng ý là người làm nghề rừng rất giỏi) khi người Tà Mun trước đó chưa có họ.
Bà Lâm Thị Bê kể từ một nhóm nhỏ ban đầu ấy, người Tà Mun đã rủ nhau rời sóc Năm về Ninh Thạnh, về Suối Đá, Tân Châu và nhiều nơi khác của Tây Ninh dựng nhà, trồng tầm vông, hình thành những xóm Tà Mun chen giữa phum, sóc S’Tiêng, Khmer và xóm làng người Kinh. “Tà Mun mình từ đó có hai cộng đồng từ sóc Năm tới Tây Ninh, cách nhau tới mấy cánh rừng” - bà Bê hồi tưởng.
Một đám cưới của người Tà Mun, với mâm lễ bắt buộc là hai cái đầu heo, nay đã bị mai một hoặc lai tạp nhiều nghi thức

“Tục danh Tà Mun có từ rất lâu”
Tìm cội nguồn, đó không chỉ là đau đáu của cộng đồng Tà Mun mà của cả những người làm công tác dân tộc và nghiên cứu văn hóa. Không chỉ có những hội thảo đã diễn ra ở Tây Ninh và Bình Phước mà UBND tỉnh Tây Ninh cũng vừa duyệt đề tài khoa học với kinh phí gần 400 triệu đồng để xác định cội nguồn của người Tà Mun.
Những chứng tích về nguồn cội của người Tà Mun mà già Lâm Bế và bà Lâm Thị Bê kể, ông Lê Hồng Tăng - phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Tây Ninh - xác nhận đều trùng khớp với tài liệu mà các cơ quan nghiên cứu đang lưu giữ. Nhưng đáng tiếc đó cũng là chứng tích gần như duy nhất mà giới nghiên cứu đang có. “Người Tà Mun chỉ nhớ cha ông mình từ sóc Năm rồi theo đạo Cao Đài di cư một phần về Tây Ninh từ năm 1926, sinh sống cho đến giờ. Còn trước đó đã từng sinh sống ở đâu thì không nhớ vì tộc người Tà Mun không có chữ viết để lưu lại. Vì thế xác định Tà Mun có phải là một dân tộc riêng biệt hay không thì phải có thêm nhiều bằng chứng nữa” - ông Tăng nói.
Ông Huỳnh Văn Diệu - trưởng phòng tôn giáo dân tộc, Ban dân vận tỉnh Tây Ninh - cho biết dù khi thống kê dân số vẫn xếp gần 1.700 người Tà Mun ở Tây Ninh vào dân tộc S’Tiêng, nhưng trên thực tế cái tên Tà Mun đã được công nhận trên giấy tờ chứ không còn là “bất thành văn”. Đó là gần như tất cả giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người Tà Mun ở Tây Ninh và Bình Phước đều ghi chữ “Tà Mun” trong phần dân tộc, bởi không người Tà Mun nào muốn nhận mình là người S’Tiêng khi đi làm giấy tờ.
Không chỉ các giấy tờ hiện tại, già làng Lâm Bế ở Suối Đá còn cho chúng tôi xem thẻ căn cước do chính quyền Sài Gòn cấp trước năm 1975 cũng ghi dân tộc Tà Mun. Ông Huỳnh Văn Diệu cũng xác nhận ở xóm Tà Mun Ninh Đức từ năm 1963 đã có trường tiểu học cộng đồng mang tên Tà Mun (nay là Trường tiểu học Ngô Quyền) do chính quyền Sài Gòn xây dựng. “Như vậy có thể thấy tục danh Tà Mun đã có từ rất lâu và được xác nhận bằng những văn bản chính thống” - ông Diệu nhận định.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lù Văn Que - chủ tịch Hội đồng tư vấn về dân tộc của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc VN - cho rằng phải nhanh chóng có những công trình khoa học để xác định nguồn cội của người Tà Mun. Bởi những thông tin trên cho thấy người Tà Mun có ngôn ngữ và một nền văn hóa khá khác biệt với người S’Tiêng. Sau khi xác định rõ tục danh, sẽ lấy ý kiến cộng đồng người Tà Mun trước khi có thể công nhận họ là một dân tộc riêng. Ông Lù Văn Que cho rằng vấn đề nhận thức khác nhau về tên gọi của người Tà Mun không phải là cá biệt trong cộng đồng dân tộc VN. Và Hội đồng tư vấn dân tộc đã có đề xuất đến Chính phủ để xem xét lại việc này.
Nhiều công trình nghiên cứu
Lật lại tư liệu, câu hỏi “có hay không tộc người Tà Mun?” từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu cất công tìm câu trả lời. Trước năm 1975, Viện Viễn Đông bác cổ (EFEO) của Pháp đã từng liên hệ với chính quyền sở tại để nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc Tà Mun. Tuy nhiên, tác giả của công trình khoa học này đã qua đời khi đang nghiên cứu dang dở và không còn được lưu trữ trong văn khố của chính quyền cũ. Ông Võ Hòa Minh - chánh văn phòng Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Tây Ninh, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thành phần dân tộc Tà Mun - cho biết hiện đang tìm kiếm lại công trình nghiên cứu dang dở này nhưng chưa tìm thấy.
Sau đó vào đầu thập niên 1980, nhà ngôn ngữ học người Mỹ D.Thomas và năm 1990 GS.TS M.V.Kriukov (người Nga) cùng GS Trần Tất Chủng cũng đã có hai công trình nghiên cứu về nguồn gốc tộc người Tà Mun. Cả hai công trình này đều khẳng định người Tà Mun không có mối quan hệ với người S’Tiêng. D.Thomas cho rằng người Tà Mun là một nhánh, có họ hàng với người Châu Ro được người Pháp đưa từ lưu vực sông Đồng Nai qua thượng nguồn sông Bé sinh sống từ đầu thế kỷ 20. Còn GS.TS M.V.Kriukov và GS Trần Tất Chủng trong công trình đăng trên tạp chí Dân Tộc Học số 2 năm 1990 cho rằng: Người Tà Mun đã bị mất mối liên hệ cộng đồng với tộc gốc của mình và trong quá trình di cư đã chịu ảnh hưởng của người Khmer.
Các công trình nghiên cứu sau đó về lễ hội, địa chí, âm nhạc dân gian của ngành văn hóa hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước cũng khẳng định phong tục tập quán, âm nhạc và đặc biệt là ngôn ngữ của người Tà Mun có nhiều khác biệt với người S’Tiêng. Một số điểm tương đồng với người Khmer xuất hiện sau này là do quá trình cộng cư tạo nên.
{Nguồn: Tuoitre.vn)


Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Nữ sinh lớp 4 bị bạn đâm thủng mắt, khóc suốt 2 giờ, cô giáo lạnh lùng: "Ai bảo mày quay xuống", liệu có xứng đáng là một giáo viên?

(23/12/2016) Muốn chửi rách mặt cô giáo này luôn, còn lương tâm không nữa. Thấy người bình thường khóc đã sốt ruột rồi, đây còn là học trò của mình nữa. Nói câu vô cảm kia thì chỉ muốn đuổi việc quách cho xong. 

Theo lời một người cô của cháu Yến N. thì vào thứ 6 (ngày 17/12/2016), trong lúc đang học trong lớp, cháu Yến N. có đùa nghịch với các bạn thì bị bạn cùng lớp phi bút cắm vào mắt. Lúc này, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A là cô Bùi Thị Thanh L. đang đứng lớp nhưng không có biện pháp xem xét vết thương và đưa ra hướng xử lý đối với tai nạn cháu gặp phải.

Nói về điều này, chị Mộc Lam (cô của cháu) bức xúc: “Lúc thấy cháu khóc thì cô còn lạnh lùng nói rằng “ai bảo mày quay xuống” đồng thời không xuống dưới bàn học kiểm tra xem cháu ra sao”.

Chưa hết, chị Mộc Lam còn viết: “Đến lúc đau quá không chịu được, cháu tiếp tục gục xuống bàn để khóc lóc, lúc này các bạn cùng lớp xúm lại nâng đầu cháu lên và hỏi có đau lắm không mà cô giáo vẫn không xuống tận nơi hỏi han cháu xem thế nào. Và cứ thế, cô để cháu khóc suốt 2 tiết học mà không hề hỏi han gì cả”.


Mẹ cháu N., chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung và bà ngoại đang chăm sóc cháu.

Nói thêm về điều này, chị Nguyễn Cẩm Nhung nghẹn ngào: “Tôi đang làm trên Hà Nội, hôm nghe tin cháu gặp nạn như rụng rời chân tay. Đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ khám và kết luận cháu bị thủng nhãn cầu, thủng giác mạc, cháu xem như bị hỏng mắt bên trái rồi”.





(Nguồn: vitalk.vn)