Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Bí ẩn không ngờ đằng sau bức họa “Ông già ngậm bầu ngực cô gái trẻ”

Đừng bao giờ vội đánh giá một điều gì khi chưa biết tường tận một sự việc và cũng đừng vội đánh giá một con người khi bạn chưa từng hiểu biết về họ.

Chân lý đó luôn luôn hiện diện trong cuộc sống với hàng ngàn câu nói như “đừng trông mặt bắt hình dong”, “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”… nhưng đâu phải ai lúc nào cũng nhớ đến, ngẫm đến mà vận dụng nó chính vào cuộc sống của mình.
Và một câu chuyện xung quanh vấn đề đó đang được cư dân mạng chia sẻ rần rần trên mạng xã hội, đó là bức tranh của danh hoạ Rubens về một ông già đang ngậm bầu ngực của một cô gái trẻ, mặc quần áo xộc xệch. Chắc chắn rằng, 10 người thì gần như tuyệt đối sẽ nghĩ rằng đó là một bức tranh tràn đầy nhục dục, không đứng đắn, thậm chí là loạn luân… Ấy thế mà hình ảnh đó trong một bức điêu khắc  lại được đặt ngay trước bảo tàng nghệ thuật Lourve (Pháp), chính diện – nơi mà ai đến cũng đập thẳng vào mắt.
Bức điêu khắc trước cửa bảo tàng Lourve (Pháp)

Mà không chỉ bảo tàng nghệ thuật Lourve, rất rất nhiều bảo tàng khác trên thế giới cũng đặt hai nhân vật này ở ngay cửa chính. Chắc chắn rằng bức tranh này đã nhận phải vô số lời dèm pha, lời chỉ trích, những cái cười mỉa mai châm biếm, thậm chí cả lời chửi rủa từ những người chưa hề biết sự thật.
Nhưng khi biết đến uẩn khúc sau bức hình này, nó cũng khiến nhiều người phải rơi nước mắt trước lòng hiếu thảo của người con, cũng như cảm động trước tính nhân văn sâu sắc. Đằng sau đó là cả một dòng cảm xúc mãnh liệt phải những ai thật hiểu, thật biết, thật sâu sắc mới có thể cảm nhận được.
Bức tranh của danh họa danh hoạ Rubens vẽ năm 1640 được cư dân mạng truyền tay khắp nơi

Bức hình đó có tên Cimon and Pero, cô gái trong đó là Pero – con gái của chính người đàn ông đang ngậm bầu ngực cô: cha Cimon. Đừng vội ném đá câu chuyện loạn luân, hãy từ từ đọc hết uẩn khúc trong đó. Theo câu chuyện mà tác giả kể lại: người cha Cimon bị giam trong nhà tù và bị bỏ đói không được ăn uống, mỗi lần vào nhà tù thăm cha, nhìn cảnh cha yếu ớt, gầy dọc, cô gái Pero lại vạch bầu ngực của mình để cứu sống cha.
Câu chuyện này còn có một số dị bản khác, người cha được thay bằng một bà lão người Pháp bị giam trong ngục tù. Bà bị kết án tử, phải chịu chết đói dần từng ngày. Tuy nhiên, cai ngục thương tình cho con gái vào thăm hàng ngày nhưng không được phép tiếp tế đồ ăn.
Vào tù, nhìn cảnh mẹ già đói khát, lả người đi trong nước mắt, cô gái trẻ đã cho mẹ ngậm bầu sữa của mình mỗi lần đến thăm. Chính vì vậy, dù bị tiều tụy, suy nhược cơ thể nhưng bà lão vẫn tỉnh táo. Quan cai ngục thấy lạ nên đã theo dõi và phát hiện hành vi của cô gái, ông thương tình đã trình báo lên quan trên và tha bổng của bà cụ già.

Tác phẩm cùng đề tài khác của hoạ sĩ Peter Paul Reubens


Cũng như dị bản đó, Cimon và Pero cũng làm toát lên tình cảm gia đình thiêng liêng cao cả, thay vì nghĩ nó là nhục dục ghê tởm khi chưa được biết đến toàn bộ sự việc. Cimon bị kết án tử trong tù và bị bỏ đói đến ngày chuẩn bị hành hình, nhưng vì sự chăm chút và hiếu thảo của con gái, ông được được cứu sống khỏi ngục tù đau đớn.
Câu chuyện đại diện cho cả một chân lý trong cuộc sống, phải tường tận mọi việc, đừng phán xét khi chỉ biết một khía cạnh nếu không chúng ta cũng phải trả giá đắt cho những hành động sau đó. Hơn nữa, một chân lý ý nghĩa hơn từ bức tranh Cimon và Pero đó là lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, đó là tình cảm để thể hiện đạo lý một đời người trọn vẹn.

{Nguồn:  blogtamsu.vn}




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét